Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân

Thứ năm, 26/10/2017 05:16 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Thực hiện chính sách BHYT bền vững không chỉ cần đạt độ bao phủ số người tham gia, mà còn cần bảo đảm cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế chất lượng, công bằng, hiệu quả, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; đồng thời tăng cường bảo vệ tài chính cho người dân. Để đạt mục tiêu này, chúng ta luôn cần có nguồn quỹ an toàn và được sử dụng hợp lý” - Phó Tổng Giám đốc BHXH Phạm Lương Sơn đã nhấn mạnh như vậy.

Để “đánh bật” những thách thức

Luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008 đã thể chế hóa chủ trương này. Để tiến tới thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT cũng quy định rõ: Từ ngày 1/1/2015, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc. Do đó, không còn khái niệm BHYT tự nguyện như trước đây mà những đối tượng này trở thành nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình, tức là toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đều tham gia BHYT. Thực tiễn đã chứng minh rõ lợi ích mà BHYT mang lại; đặc biệt là nhận thức về BHYT đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với BHXH, BHYT đã trở thành chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là cơ chế tài chính y tế quan trọng giúp người dân khi bị ốm đau không bị rơi vào cảnh nghèo đói. Đồng thời, còn định hướng trong việc chăm sóc sức khỏe người dân gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Tuy nhiên, về cơ chế, vẫn còn vướng ở một số nhóm đối tượng như: Người dân vẫn chưa quen mua BHYT theo hộ gia đình, chỉ mua BHYT khi có bệnh; cơ chế hỗ trợ cho các đối tượng thuộc hộ gia đình nông - lâm - ngư - diêm nghiệp còn hạn hẹp (mới được hỗ trợ 30% mức đóng và không được hưởng mức giảm trừ như tham gia theo hộ gia đình). Nhóm HSSV chưa đạt 100% như mong muốn, nhất là SV năm thứ hai trở đi thường thiếu trách nhiệm tham gia BHYT, trong khi chế tài lại không rõ ràng. Đối với hộ cận nghèo, dù Chính phủ đã giao các địa phương huy động các nguồn lực tài chính để hỗ trợ (trước mắt hỗ trợ 30% mức đóng còn lại), song đến nay vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện, khiến tỉ lệ tham gia của nhóm này chưa đạt 100%. Tính tuân thủ pháp luật của NLĐ và DN còn thấp, nên vẫn còn gần 50% NLĐ thuộc các DN, nhất là các DN NVV, DN ngoài quốc doanh chưa tham gia BHYT. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHYT vẫn còn phổ biến…

Vấn đề đáng lo ngại là tính an toàn, bền vững của Quỹ BHYT bởi lẽ,  độ mở của chính sách tạo thuận lợi cho người tham gia, đồng thời cũng tạo nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Đơn cử, khi thực hiện thông tuyến KCB BHYT, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở KCB, nhất là cơ sở tư nhân (tặng quà, khuyến mại người dân, tạo nhu cầu ảo, chỉ định tăng số lượng xét nghiệm và dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn, thuốc đắt tiền…), làm tăng chi phí KCB BHYT. Xuất hiện tình trạng người đi KCB nhiều lần trong ngày, trong tháng. Nhiều cơ sở y tế đẩy tần suất KCB cao đột biến so với bình quân chung cả nước... Cơ cấu chi quỹ BHYT cũng có sự thay đổi đáng lưu ý. Trong 6 tháng đầu năm nay, mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng chi cao nhất, nhưng mức chi từ quỹ BHYT cho thuốc đã giảm từ 43,69% xuống 36,02% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi tiền khám và tiền giường từ 2,2% tăng lên 21,2% (từ 740,7 tỉ đồng tăng lên 9.214 tỷ đồng).

Báo Công luận
BHXH Việt Nam đang quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có cải cách TTHC để tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia BHYT. 
Theo thông tin từ lãnh đạo ngành BHXH, phân tích của Hệ thống giám định BHYT chỉ rõ, chi phí giường bệnh tăng cao là do nhiều cơ sở KCB BHYT chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú hoặc kéo dài ngày nằm viện quá mức cần thiết; xuất hiện tình trạng một số cơ sở KCB tách nhiều hồ sơ trong một đợt điều trị để thanh toán thêm tiền khám bệnh, tăng số lượt để giảm mức chi bình quân. Hệ thống thông tin giám định BHYT đã phát hiện trong 6 tháng đầu năm, các cơ sở KCB đã có 717.777 lần tách đợt điều trị, đề nghị thanh toán sai 6,9 tỷ đồng tiền khám và 4,4 tỷ đồng thuộc trách nhiệm cùng chi trả của người bệnh. Mức chi xét nghiệm cận lâm sàng cũng tăng 14,7%; chi chẩn đoán hình ảnh tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước. Có 22 địa phương có mức chi vượt dự toán năm. Số chi phí do các cơ sở y tế đề nghị thanh toán lên tới 39.000 tỉ đồng. Năm 2016, Quỹ BHYT đã bội chi khoảng 7.500 tỷ đồng. Dự kiến, từ nay đến năm 2020 chưa tăng mức đóng BHYT, theo tính toán của BHXH Việt Nam, với nguồn kết dư hiện nay, ước tính năm 2017, quỹ dự phòng sẽ bù chi khoảng 10.000 tỷ đồng. Từ năm 2018 trở đi, nguồn kết dư Quỹ BHYT sẽ dần cạn kiệt.

 Cần sự chung tay...

Hiện nay, tỉ lệ người dân có thẻ BHYT đã đạt hơn 82% - vượt mục tiêu mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ đề ra. Song, để duy trì tính bền vững, hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân là một thách thức lớn, cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và chính người dân. Đặc biệt, cần có giải pháp để mở rộng tỉ lệ bao phủ BHYT đến những người dân còn lại để đạt mục tiêu BHYT toàn dân. Trước hết, từ góc độ chính sách, Quốc hội cần tiếp tục giám sát triển khai thi hành Luật BHYT, Nghị quyết 18/2008/QH12 và Nghị quyết 68/2013/QH13; tăng đầu tư cho lĩnh vực y tế, ưu tiên dành NSNN để hỗ trợ người dân tham gia BHYT. Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ, ngành cũng phải có giải pháp mở rộng độ bao phủ với gần 18% dân số còn lại. 

Theo đó, cần điều chỉnh lộ trình mở rộng đối tượng tham gia BHYT hằng năm; sớm nghiên cứu đề xuất lộ trình điều chỉnh mức đóng BHYT nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHYT trong những năm tới; tăng cường công tác quản lý nhằm tránh tình trạng nợ đọng, gian lận trong sử dụng quỹ BHYT; tăng cường thanh kiểm tra để tăng tỉ lệ tham gia BHYT ở các DN; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh vực BHYT...Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo Sở Y tế, BHXH tỉnh và các sở, ban ngành phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT; triển khai các biện pháp hiệu quả để mở rộng tỉ lệ tham gia BHYT, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân tại địa phương. Quan tâm chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về BHYT, đặc biệt là hoạt động thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHYT. HĐND các cấp đưa chỉ tiêu tỉ lệ dân số tham gia BHYT vào Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm; dành ngân sách địa phương hỗ trợ nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tham gia BHYT…

Đặc biệt, là cơ quan thực hiện chính sách, BHXH Việt Nam đang quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có cải cách TTHC để tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia BHYT. Hệ thống đại lý thu BHYT được mở rộng với sự tham gia của 33.000 nhân viên của hệ thống Bưu điện, UBND cấp xã và các hội, đoàn thể. BHXH Việt Nam cũng đang xây dựng hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin thống nhất của Ngành, thực hiện cấp mã số BHXH đối với mọi cá nhân để quản lý người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT được thuận lợi, chính xác. Hệ thống thông tin giám định BHYT được vận hành từ cuối năm 2016 vừa cắt giảm thời gian chờ đợi, tối giản TTHC cho người bệnh, vừa tăng hiệu quả quản lý và ngăn ngừa tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ. Hệ thống đã được kết nối với các đơn vị thuộc ngành Y tế và các BV, góp phần chia sẻ kịp thời thông tin. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Hệ thống đã chủ động giám định và từ chối thanh toán trên 300 tỷ đồng…

Ngoài ra, BHXH cũng xác định cần tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, như: Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT. Đẩy mạnh cải cách TTHC và ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức thực hiện. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị, DN trốn đóng, nợ đóng BHYT và các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở. Khẩn trương hoàn thiện cơ chế mua sắm thuốc, vật tư y tế theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị, DN và mọi người dân hiểu và tích cực tham gia BHYT…❏

 

Bảo Minh

Tin khác

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe
TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa tiến hành thanh tra và xử phạt 2 đơn vị quảng cáo và cung cấp dịch vụ "nam khoa" trái phép là Công ty TNHH Saigon Shine và UCI International.

Sức khỏe
TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực dược - mỹ phẩm trên địa bàn thành phố. Trong đó có nhiều lỗi vi phạm như bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc hay hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

(CLO) Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam xuất xứ từ Hàn Quốc sản xuất.

Sức khỏe