Căng thẳng cuộc đua vào lớp 10

Thứ năm, 17/05/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa, các học sinh lớp 9 cả nước lại bước vào kì thi vào lớp 10 đầy cam go. Cuộc đua năm nay sẽ là một “cuộc chiến” hao tổn tâm sức của cả phụ huynh lẫn học sinh. Bởi lẽ đây không chỉ là một cuộc cạnh tranh khốc liệt, chứa đầy lo lắng, tiêu tốn nhiều tiền bạc, công sức mà nó còn vô cùng khó khăn bởi sự cạnh tranh vào các trường chuyên, trường công ở thành phố lớn có tỷ lệ chọi “cao ngất”.

Tỷ lệ chọi tăng vọt

Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu cho 112 trường THPT công lập tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 sẽ tuyển mới 64.990 học sinh, chiếm tỷ lệ 62%, tăng 12.330 học sinh so với năm học trước. Theo thống kê, toàn thành phố hiện có gần 105 nghìn học sinh học lớp 9, tăng 22 nghìn học sinh so với năm học trước.

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay được dự báo sẽ rất “căng” vì số lượng thí sinh sinh năm “dê vàng” 2003 tăng mạnh, trong khi chỉ tiêu vào trường công lập chỉ đáp ứng 60-70%. Như vậy, sẽ có hàng vạn học sinh buộc phải học trường dân lập, hệ GDTX, bổ túc, trường nghề vì không có “cửa” vào trường công.

Còn theo số liệu nguyện vọng do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố, năm nay thành phố có gần 90.000 học sinh đăng ký thi vào lớp 10. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu 103 trường THPT công lập là 67.000 nên sau kỳ thi này, hơn 22.000 thí sinh sẽ không trúng tuyển.

Nhiều trường THPT có tỷ lệ chọi tăng so với năm ngoái nên dự báo điểm chuẩn sẽ biến động. Một số trường ở TP.HCM có tỷ lệ chọi cao và tăng so với năm trước là THPT Trưng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai, Gia Định, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Quyền, Lê Trọng Tấn, Mạc Đĩnh Chi.

Báo Công luận
 

Cân não, đắn đo khi chọn trường 

Hằng năm, lượng thí sinh tham gia kỳ thi vào lớp 10 tại các thành phố lớn đều rất đông nhưng chỉ tiêu của các trường công lập thì có hạn. Thông thường, chỉ có khoảng 60% - 70% số thí sinh trúng tuyển vào các trường công lập. 

Năm 2017, toàn thành phố Hà Nội có 76.000 học sinh tham gia kỳ thi vào lớp 10 nhưng chỉ có 56.840 chỉ tiêu cho khối các trường công lập, còn lại sẽ được định hướng học tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và trường nghề. Năm 2018, số thí sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội tăng cao đột biến, do đó chắc chắn sẽ có một cuộc cạnh tranh căng thẳng sắp diễn ra.

Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh. Trường hợp học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì xét đến nguyện vọng 2, nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm.

Còn tại TP.HCM, cuộc đua vào lớp 10 công lập cũng căng thẳng không kém bởi số thí sinh tăng mạnh trong khi chỉ tiêu gần như không đổi. Chủ trương của thành phố là tỷ lệ tuyển sinh vào trường công lập sẽ giảm khoảng 3% mỗi năm để phân luồng sang trung tâm giáo dục thường xuyên và trường nghề nên cuộc đua thêm gay gắt.

 Nhiều gia đình có con thuộc diện học tốt nhưng được biết tỷ lệ chọi năm nay chắc chắn cao hơn nhiều so với các năm trước nên cũng tỏ ra lo lắng như  “ngồi trên đống lửa”. Mặc dù trước lúc đăng ký nguyện vọng, các trường đã có nhiều buổi tư vấn cho phụ huynh, định hướng phân luồng để học sinh chọn đúng trường, phù hợp với năng lực, nhưng trường THPT công lập vẫn là lựa chọn của phần lớn phụ huynh.

Trong khi phụ huynh các thí sinh ở các thành phố lớn đang chạy đua cùng con thì xem ra chuyện thi tuyển vào trường công tại các huyện ngoại thành, vùng nông thôn có vẻ dễ thở hơn với sự cạnh tranh thấp. 

Điểm chuẩn đầu vào các trường công tại nông thôn dao động từ 21 tới hơn 40 điểm, trong khi các trường công thuộc thành phố lớn có điểm chuẩn từ 45 tới 55 điểm, cao hơn khá nhiều. Các em cần phấn đấu đạt 5-6 điểm/môn là đã có thể đậu trường huyện. Nhiều em có sức học tốt thì lại lựa chọn thi tuyển vào các trường chuyên, trường công lớn tại nội thành Hà Nội, giảm bớt tỷ lệ cạnh tranh vào các trường công trên địa bàn huyện.

Cả cô, trò, phụ huynh cùng chạy đua luyện thi

Với áp lực học hành, nhiều học sinh chia sẻ lúc nào cũng bị căng cứng người, đầu óc mụ mị với bài tập. Trong cặp sách của nhiều em luôn có sẵn các cuốn tài liệu ôn luyện để khi rảnh rỗi là mang ra học.

Văn và Toán là hai môn được thầy cô ráo riết ôn luyện cho học sinh. Văn không nhiều thay đổi song môn Toán với hình thức khác xa mọi năm nên việc ôn bài mất nhiều thời gian. “Áp lực từ trường, từ phụ huynh và cũng từ chính mình với mong muốn học trò đậu được trường tốt nên giáo viên chúng tôi mùa này vất vả lắm, nhất là gần ngày thi”, một cô giáo chia sẻ.

Còn các phụ huynh thì mạnh tay chi tiền, tìm lớp luyện thi cho con. Thí sinh học miệt mài từ sáng đến khuya, chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 công lập.  Nhiều phụ huynh chia sẻ, thời điểm cách đây 1 tuần là các con tăng lịch học ở trường tập trung cho 2 môn Văn, Toán và tăng cả việc học thêm ở nhà.

 Em Kiều Trang, học sinh lớp 9 một trường THCS tại Hà Nội cho biết: “Lịch học của em rất dày, thường phải đi học từ sáng đến tận tối. Em đi học thêm 3 môn toán, văn, anh. Mỗi môn học 2 buổi/tuần, riêng môn toán 1 tuần em học tới 3 buổi. Mỗi buổi học thường kéo dài từ 2-3 tiếng. Ngoài việc học chính và học thêm thì đêm về em còn cần phải ôn lại kiến thức đã học và hoàn thành bài tập được thầy, cô giao ngày hôm đó".

Ngoài ra, học phí luyện thi cũng là một gánh nặng cho phụ huynh, nhất là các gia đình khó khăn. Mỗi buổi học có giá từ 100 nghìn – 200 nghìn đồng. Riêng tiền học thêm để ôn thi đã tốn đến hàng triệu đồng/tháng. 

Nhiều phụ huynh bày tỏ hy vọng Bộ GD-ĐT sớm có những cải cách trong việc thi cử theo hướng tạo ra nhiều cơ hội học tập để phụ huynh và học sinh cùng các thầy cô giáo không phải quá vất vả mỗi khi con em mình chuyển cấp.

Nguyễn Tuyết

Tin khác

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

(CLO) Ngày 20/4, hướng tới cung cấp cho học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề, cơ hội việc làm cũng như phương thức tuyển sinh ngành Luật - Kinh tế ở các trường đại học, chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” đã được tổ chức tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Giáo dục
Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục