Cảnh báo tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo để trục lợi: Đạo đức là nền tảng cốt lõi của người làm báo!

Thứ sáu, 01/12/2023 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những tin tức buồn cuối năm về việc công an liên tiếp bắt giữ nhiều đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, không thể không khiến những người làm báo trăn trở, đặt ra câu hỏi: "Chúng ta có đang buông lỏng mà quên đi giá trị cốt lõi của nghề báo?".

Chiều ngày 27/11, lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Tĩnh vừa khởi tố 3 đối tượng về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Được biết, đây là những đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, cầm đầu là Lê Danh Tạo, SN 1966, trú tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Theo đó, Lê Danh Tạo từng là nhà báo, cộng tác viên của một số tờ báo, tạp chí. Điều đáng buồn là đây không phải trường hợp duy nhất, trước đó, đã có nhiều trường hợp là nhà báo, cộng tác viên tại các cơ quan báo và tạp chí đã bị khởi tố với tội danh tương tự. Những tin tức buồn cuối năm, không thể không khiến những người làm báo trăn trở và đặt ra câu hỏi: Chúng ta có đang buông lỏng mà quên đi giá trị cốt lõi của nghề báo?

canh bao tinh trang loi dung danh nghia nha bao de truc loi dao duc la nen tang cot loi cua nguoi lam bao hinh 1

Những hồi chuông không mới và những con số đau lòng

Chiều 27/11, lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Tĩnh vừa khởi tố 3 đối tượng về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Được biết, đây là những đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, cầm đầu là Lê Danh Tạo, SN 1966, trú tại phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh.

Theo đó, Lê Danh Tạo từng là nhà báo, cộng tác viên của một số tờ báo, tạp chí. Quá trình hoạt động, đối tượng này quen biết với nhiều CSGT, Thanh tra giao thông trên các tỉnh thành cả nước, đồng thời cũng quen biết với một số nhà xe vận tải hàng hóa đường dài. Phát hiện thấy nhiều lái xe thường mắc các lỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nên Lê Danh Tạo đã yêu cầu các lái xe này chung chi từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng/xe để nhận được “bảo kê” từ Lê Danh Tạo. Tạo cam kết chỉ cần là “xe của Tạo” thì lực lượng chức năng sẽ bỏ qua hoặc nếu bị dừng, kiểm tra thì Tạo sẽ trực tiếp gọi điện can thiệp. Hỗ trợ tích cực cho Lê Danh Tạo hoạt động là Hồ Thị Hải - vợ của Tạo và Hồ Kim Cường (em trai của Hồ Thị Hải) - là cộng tác viên của một tờ báo. Với những hành vi sai phạm, mỗi tháng các đối tượng thu lợi bất chính số tiền trên 1 tỷ đồng.

canh bao tinh trang loi dung danh nghia nha bao de truc loi dao duc la nen tang cot loi cua nguoi lam bao hinh 2

Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, trực tiếp lấy lời khai đối với ông Lê Danh Tạo. Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Cũng trong tháng 11, Công an huyện Mộc Châu, Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Kiều (SN 1987) - Phóng viên hợp đồng của Báo Dân tộc và Phát triển, và Hà Văn Bình (SN 1978) - Biên tập viên hợp đồng của kênh tin tức 24h Pháp luật và Đời sống, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai đối tượng vào nhà dân, tự giới thiệu là cán bộ phòng Tài nguyên - Môi trường và “xin 5 triệu đồng” về làm quà cho lãnh đạo. 

Trước đó vào cuối tháng 10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị này đang tạm giữ hình sự Nguyễn Tiến Khoa (53 tuổi, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam) để điều tra, làm rõ về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Theo thông tin ban đầu, trong quá trình tác nghiệp trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, Nguyễn Tiến Khoa đã nhiều lần gọi điện thoại và đe doạ một người dân trên địa bàn để chiếm đoạt 52 triệu đồng.

Vào tháng 9/2023, TAND TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tuyên phạt 21 tháng tù giam về tội “cưỡng đoạt tài sản” với Lê Toàn. Theo đó, khi đang là phóng viên một tờ tạp chí, Toàn đã ép doanh nghiệp ở Quảng Bình chung chi 50 triệu đồng, nếu không sẽ viết bài đăng báo.

Chỉ trong một thời gian ngắn, những vụ việc phóng viên bị bắt, bị khởi tố vì hành vi tống tiền, cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp, cá nhân liên tiếp xảy ra. Đây là thực tế đáng buồn khi có những người làm báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bỏ qua mọi tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của ngành báo chí, bất chấp tất cả để kiếm tiền, có những hành vi nhũng nhiễu, tống tiền tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. 

Theo thống kê mới nhất của Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam, đến nay đã có 90 trường hợp nhà báo, hội viên, phóng viên vi phạm. Trong đó, 75 trường hợp vi phạm pháp luật, 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo ở Trung ương và các địa phương, đơn vị đã xem xét, xử lý đối với hơn 30 trường hợp vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam từ phê bình nhắc nhở đến khai trừ thu hồi thẻ hội viên. Trong đó, nhà báo, phóng viên thường có vi phạm về cưỡng đoạt tài sản. Các chuyên gia nhận định đó là những con số đau lòng, song, con số này cũng chưa phản ánh hết những “góc khuất” trong hoạt động báo chí hiện nay.

Áp lực kinh tế khiến nhà báo sa ngã?

Nhắc đến thực trạng khó khăn của các cơ quan báo chí trong thời điểm hiện tại, nhà báo Tạ Bích Loan – Trưởng ban Sản xuất các chương trình Giải trí VTV3 cho biết, các cơ quan báo chí đang phải oằn mình chống chọi với các nền tảng mạng xã hội cũng như những nền tảng số khác, kéo đến 70 - 80% doanh thu báo chí bị mất đi. Báo chí trong nước đang phải cố gắng chia nhau thị phần ít ỏi còn lại. “VTV năm nay mất 30% quảng cáo - một con số rất lớn” - nhà báo Tạ Bích Loan thông tin.

Thực tế cho thấy, chi đầu tư phát triển báo chí chỉ chiếm dưới 0,3% tổng chi đầu tư ngân sách nhà nước. Nhiều cơ quan chủ quản thậm chí không những không giúp gì về nguồn lực tài chính để hoạt động, ngược lại còn áp đặt cơ quan báo chí phải có một số khoản đóng góp để bổ sung chi hoạt động của cơ quan chủ quản. Câu chuyện về kinh tế với đầy rẫy những áp lực được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những sai phạm của báo chí trong thời gian qua.

Theo nhà báo Tạ Bích Loan, thống kê cho thấy đại đa số sai phạm nằm ở các tạp chí. Tạp chí nào có chữ “doanh nghiệp”, “môi trường”, “pháp luật”, “xây dựng” thường xảy ra nhiều sai phạm. Và đến khi xử lý, thì ở đơn vị nào cũng có cùng một văn bản nói rằng phóng viên hay cộng tác viên đó đã được cho nghỉ việc - như là một công thức văn bản chung hay như 1 tấm “bùa” hoá phép khi các cơ quan chức năng yêu cầu báo cáo sai phạm.

canh bao tinh trang loi dung danh nghia nha bao de truc loi dao duc la nen tang cot loi cua nguoi lam bao hinh 3

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi nhận định, hiện nay, do cơ chế tự chủ nên không ít các tòa soạn giao khoán định mức kinh tế truyền thông cho các phóng viên đã dẫn đến áp lực về việc làm, thu nhập khiến người cầm bút dễ sa ngã, đôi khi phóng viên đặt mục tiêu có hợp đồng kinh tế hơn là chú trọng đến chất lượng bài viết. Một hiện tượng phát sinh từ việc lợi dụng cơ chế tự chủ là tình trạng phóng viên các tạp chí điện tử chuyên ngành “xé rào” đi viết bài chống tiêu cực hoặc PR cho doanh nghiệp nhưng thực chất là để dọa dẫm vòi tiền, đòi quảng cáo hoặc hợp đồng truyền thông để hưởng lợi cá nhân hoặc nộp lại cho đơn vị dưới danh nghĩa “nuôi sống tòa soạn”. Hiện tượng này gọi là “báo hóa tạp chí” gây ảnh hưởng lớn đến danh dự, uy tín các nhà báo chân chính, làm xã hội hiểu sai lệch vai trò của báo chí. 

Đạo đức là cốt lõi nền tảng của nhà báo

Ở Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được quy định trong Luật Báo chí năm 2016 gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam. Tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Tháng 12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành “10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”. Đây là các chuẩn mực rất cụ thể và thiết thực nhằm xác định trách nhiệm đạo đức người làm báo trong hoạt động nghề nghiệp. Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo, tạo ra hành lang pháp lý đối với người làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn khẳng định yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, không phân biệt giữa người làm báo có Thẻ Nhà báo, hay người làm báo không có Thẻ Nhà báo.

Trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã nhận định, báo chí là loại hình đặc thù, uy tín của tờ báo và uy tín của từng nhà báo tổng hoà mới tạo nên được “niềm tin” của độc giả, của khán thính giả.

Do sự phát triển của xã hội, của công nghệ nhiều cơ quan báo chí đã vội vã đăng tải những thông tin không chính xác; do khó khăn trong hoạt động tác nghiệp, nhiều phóng viên nhà báo đã có hành vi sai trái làm mất niềm tin của độc giả thậm chí vi phạm pháp luật. Có những tờ báo hoạt động sai lệch bị rút giấy phép phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động. Những sự việc đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền báo chí cách mạng Việt Nam nói chung.

Thực trạng đáng buồn khi không ít nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo dọa dẫm, sách nhiễu để vụ lợi, vun vén lợi ích cá nhân.  Không ít người làm báo bị “bẻ cong” ngòi bút, sa ngã, thậm chí rơi vào vòng lao lý…. 

Theo ông Lê Quốc Minh, không thể lấy sự khó khăn về tài chính, về cơ chế để biện minh cho những sai trái của các cơ quan báo chí hay cá nhân nhà báo. Có một số hiện tượng lấy danh nghĩa là đấu tranh chống tham nhũng nhưng để trục lợi cá nhân, hoặc lợi dụng sai sót của doanh nghiệp, của địa phương, thậm chí của người dân để gây khó khăn, kiếm nguồn thu bất chính vào túi riêng. “Vấn đề đạo đức nghề nghiệp ở tất cả các ngành nghề đều quan trọng, nhưng riêng trong lĩnh vực báo chí thì nó còn quan trọng hơn rất nhiều” - ông Minh khẳng định.

Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi hoạt động báo chí, như một số nhà báo cố tình vi phạm tính chân thực, khách quan để thực hiện hành vi trục lợi. Trên thực tế, không ít nhà báo lợi dụng quyền hạn để làm những việc trái pháp luật. Đó là những hành vi lợi dụng danh nghĩa nhà báo để tống tiền các doanh nghiệp, đe dọa các cá nhân có vị trí công tác có những việc làm không minh bạch, hay có hành vi lừa đảo người dân và các tổ chức… Sự xói mòn của đạo đức nghề nghiệp báo chí và suy thoái của người làm báo đi liền với quá trình thương mại hóa, đã, đang diễn ra. Áp lực lợi nhuận kinh doanh, thời gian hoàn thành công việc đặt một bộ phận không nhỏ người làm báo vào tình thế sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc đạo đức để kịp thời tạo ra những ấn phẩm truyền thông có thể tiêu thụ nhanh với giá rẻ.

Thực tế cho thấy, sai phạm của một cá nhân người làm báo đều liên đới đến cơ quan báo chí mà trực tiếp là những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tờ báo đó. Khi xử lý một sai phạm trên báo chí, người chịu trách nhiệm trực tiếp, đầu tiên trước pháp luật, trước xã hội là người đứng đầu, quản lý đơn vị báo chí; sau đó là những người liên quan, người trực tiếp gây ra sai phạm.

Vì vậy, xây dựng đạo đức nghề nghiệp báo chí và phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hoạt động báo chí là xây dựng đạo đức, cách hành nghề trong cả dây chuyền hoạt động báo chí để đảm bảo từ khâu đầu đến khâu cuối luôn đúng tôn chỉ, mục đích. Nếu lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí nêu cao trách nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo đảm tờ báo, trang tin hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm trước sai phạm, thì mỗi người làm báo cũng cần xác định rõ trách nhiệm của mình. Hiệu quả của công việc và uy tín của mỗi người làm báo luôn luôn phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa trình độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, sự say mê nghề nghiệp và khả năng thâm nhập cuộc sống.

Có thể nói, công tác đấu tranh với nhận thức sai lệch cần được triển khai mạnh mẽ để khẳng định rằng, báo chí Việt Nam có vai trò, vị trí quan trọng nhưng không bao giờ được cho đó là quyền lực để gây nên những hành vi sai trái. Và, dù nó có quyền thì quyền ấy chính là quyền “phò chính, trừ tà”, như đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã nhấn mạnh: “Những người làm báo phải có trách nhiệm góp phần xây dựng một nền báo chí xanh, lành mạnh tích cực, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Nhân dân đối với nền Báo chí Cách mạng. Cần xây dựng đội ngũ người làm báo cách mạng Việt Nam luôn giữ “Tâm sáng, lòng trong, bút sắc”.

Khánh An

Tin mới

Căng thẳng chi tiêu cuối năm: Làm gì để giảm stress?

Căng thẳng chi tiêu cuối năm: Làm gì để giảm stress?

Cuối năm là thời điểm mà nhiều người, đặc biệt là người trẻ đối mặt với những căng thẳng, lo lắng về tiền bạc. Dù không khí lễ hội sôi động đang đến gần nhưng lúc này họ chưa thể nghĩ đến việc nghỉ xả hơi mà phải cố gắng tăng thu nhập bởi hàng trăm thứ phải chi tiêu dịp Tết.

Đời sống
Thủ tướng Hungary cảnh báo về sự hiện diện của quân đội phương Tây tại Ukraine

Thủ tướng Hungary cảnh báo về sự hiện diện của quân đội phương Tây tại Ukraine

(CLO) Sự hiện diện của quân đội phương Tây tại Ukraine đã khiến Thủ tướng Hungary Viktor Orban lo ngại, ông mô tả đây là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự toàn cầu.

Thế giới 24h
Gia Lai: Khởi tố người đưa 70 triệu đồng cho thẩm phán để hối lộ

Gia Lai: Khởi tố người đưa 70 triệu đồng cho thẩm phán để hối lộ

(CLO) Liên quan đến vụ Thẩm phán Bùi Viết Minh Quân - Phó Chánh án TAND huyện Đak Đoa (Gia Lai) bị bắt về hành vi nhận hối lộ, mới đây VKSND Tối cao đã khởi tố người đưa hối lộ.

Vụ án
Công an Thanh Hóa vào cuộc xác minh 'nhóm vệ sĩ” dẹp đường cho đoàn xe đám cưới đi qua

Công an Thanh Hóa vào cuộc xác minh "nhóm vệ sĩ” dẹp đường cho đoàn xe đám cưới đi qua

(CLO) Ngày 29/11, thông tin từ Công an Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng đang vào cuộc xác minh phản ánh của dư luận về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của "nhóm vệ sĩ” dẹp đường cho đoàn xe đám cưới đi qua tại TP Thanh Hóa.

Đời sống
Bắt 2 'con nghiện' vận chuyển ma túy từ Sơn La về Hà Nội tiêu thụ

Bắt 2 'con nghiện' vận chuyển ma túy từ Sơn La về Hà Nội tiêu thụ

(CLO) Ngày 29/11, thông tin từ Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, qua công tác bám sát địa bàn, nắm bắt thông tin các đường dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý từ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình mang về Hà Nội tiêu thụ.

Vụ án
Bắt giữ đối tượng giết người vì mâu thuẫn tiền bạc

Bắt giữ đối tượng giết người vì mâu thuẫn tiền bạc

(CLO) Ngày 29/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) cho biết, đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an thành phố bắt giữ Ngô Văn Toàn (SN 1968, trú quận 8) để điều tra về hành vi giết người.

Vụ án
'Sử đá lưu danh' - Đạo học được truyền tải qua công nghệ 3D mapping

"Sử đá lưu danh" - Đạo học được truyền tải qua công nghệ 3D mapping

(CLO) “Sử đá lưu danh” là sự tiếp nối của bộ phim 3D mapping “Tinh hoa đạo học”. Đây không chỉ là điểm nhấn độc đáo tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám mà còn khẳng định vai trò của công nghệ hiện đại trong việc làm sống lại giá trị di sản theo cách sáng tạo, gần gũi với thế hệ trẻ hôm nay.

Công luận 24H
Nóng 18h: Giá vàng miếng SJC tăng tiếp, chuyên gia dự báo bất ngờ

Nóng 18h: Giá vàng miếng SJC tăng tiếp, chuyên gia dự báo bất ngờ

(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng tín chỉ carbon; Giá vàng miếng SJC tăng tiếp, chuyên gia dự báo bất ngờ; Bắt buộc trang bị bình chữa cháy với nhà trong ngõ sâu; Điều tra vụ nhóm học sinh ở TPHCM đánh một nam sinh gãy răng, gãy mũi…

Bản tin nóng 18h
Năm 2025, sàn thương mại điện tử phải nộp thuế thay người bán

Năm 2025, sàn thương mại điện tử phải nộp thuế thay người bán

(CLO) Theo Luật sửa đổi một số điều Luật Quản lý thuế, từ 1/1/2025, các sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải khai, nộp thuế thay người bán trên các nền tảng này.

Công luận 24H
Đồ họa 'mổ xẻ' siêu tên lửa Oreshnik của Nga

Đồ họa 'mổ xẻ' siêu tên lửa Oreshnik của Nga

(CLO) Siêu tên lửa Oreshnik mà Nga dùng để tấn công Ukraine vào tuần trước thực chất là ứng dụng công nghệ cũ đã được sử dụng nhiều năm trong tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Thế giới 24h
Hà Tĩnh thống nhất chủ trương thành lập thành phố Kỳ Anh và xây dựng nhà máy ô tô điện

Hà Tĩnh thống nhất chủ trương thành lập thành phố Kỳ Anh và xây dựng nhà máy ô tô điện

(CLO) Ngày 29/11, Hà Tĩnh tổ chức hội nghị lần thứ 53 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX để nghe và cho ý kiến về một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Đời sống
Nâng vốn dự án quan trọng quốc gia từ 10.000 lên 30.000 tỉ đồng

Nâng vốn dự án quan trọng quốc gia từ 10.000 lên 30.000 tỉ đồng

(CLO) Một trong những nội dung đáng lưu ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua là tăng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỉ đồng (quy định trước đây là 10.000 tỉ đồng).

Công luận 24H
VN-Index tăng lên trên mốc 1.250 điểm

VN-Index tăng lên trên mốc 1.250 điểm

(CLO) Đóng cửa phiên, VN-Index dừng ở mức 1.250,46 điểm, tăng 8,35 điểm (0,67%); VN30-Index tăng 9,74 điểm (0,75%), lên mức 1.311,26 điểm.

Kinh doanh - Tài chính
Đang điều tra nguyên nhân vụ nổ trên đỉnh núi ở Làng Nủ

Đang điều tra nguyên nhân vụ nổ trên đỉnh núi ở Làng Nủ

(CLO) Người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai bất ngờ nghe thấy một tiếng nổ lớn nơi xảy ra vụ sạt lở đất đầu tháng 9-2024 khiến nhiều người chết. Hiện cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ nguyên nhân.

Công luận 24H
Xác lập kỷ lục Việt Nam đối với bộ sưu tập báo giấy 400.000 tờ của ông Nguyễn Phi Dũng

Xác lập kỷ lục Việt Nam đối với bộ sưu tập báo giấy 400.000 tờ của ông Nguyễn Phi Dũng

(CLO) Nhà sưu tập Nguyễn Phi Dũng đã xác lập kỷ lục Việt Nam đối với bộ sưu tập khoảng 400.000 tờ báo thuộc hơn 1.000 đầu báo khác nhau, tổng trọng lượng lên đến 21 tấn.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Một công ty lâm nghiệp để mất hơn 11ha rừng trồng

Kon Tum: Một công ty lâm nghiệp để mất hơn 11ha rừng trồng

(CLO) Liên quan đến vụ 11,6 ha rừng trồng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei (huyện Đăk Glei) "biến mất", UBND tỉnh Kon Tum đã có chỉ đạo thanh tra về việc trồng, quản lý, bảo vệ rừng của công ty này.

Đời sống
Bình Luận

Tin khác

Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng để đất nước vươn mình!

Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng để đất nước vươn mình!

(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Góc nhìn
Xây dựng vùng phát thải thấp: Cơ hội lớn từ những thách thức

Xây dựng vùng phát thải thấp: Cơ hội lớn từ những thách thức

(NB&CL) “Vùng phát thải thấp” có lẽ là một trong những cụm từ được chính quyền, người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Đây đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho thực trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi phương tiện giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức từ việc triển khai giải pháp này cũng không hề nhỏ.

Góc nhìn
Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.

Góc nhìn
Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.

Góc nhìn
Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.

Góc nhìn
Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.

Góc nhìn
Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn