Cảnh báo về tình trạng gia tăng doanh nghiệp ngừng hoạt động

Thứ năm, 25/10/2018 07:28 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng đã bày tỏ băn khoăn khi cả nước có trên 96.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới nhưng số DN tạm ngừng hoạt động cũng tăng cao. Đặc biệt, hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN tư nhân còn thấp, chậm cải thiện.

Vì sao nên nỗi?

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính tới hết tháng 9, có 96.611 DN thành lập mới, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Quý III tiếp tục chứng kiến lượng DN tạm ngừng hoạt động nhiều bất thường so với cùng kỳ năm ngoái. Quý III/2018 có tổng số 24.501 DN tạm ngừng hoạt động, tăng tới 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng số DN tạm ngừng hoạt động là 73.103 DN, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải nguyên nhân về những con số bất thường nêu trên, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho rằng, việc gia tăng số lượng DN ngừng hoạt động trong 9 tháng chịu sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đối với DN cũng như quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Phần lớn DN hiện nay là DN nhỏ và vừa, còn nhiều hạn chế về năng lực nội tại. DN nhỏ và vừa hiện vẫn thiếu tầm nhìn chiến lược; năng lực quản trị kém, thiếu tư duy về thị trường; trình độ ứng dụng khoa học công nghệ thấp; thiếu tính đổi mới sáng tạo trong sản phẩm…

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn tồn tại những hạn chế, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng DN. Trong đó, quy định pháp lý về đầu tư, kinh doanh vẫn còn những chồng chéo, bất cập. Ngoài ra, quy luật cạnh tranh, thanh lọc, đào thải của thị trường cũng chính là rào cản khiến DN không sống khỏe. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, nền kinh tế Việt Nam lại là một nền kinh tế năng động, đang có nhiều triển vọng, khoa học công nghệ không ngừng phát triển như hiện nay thì sức ép đối với DN càng lớn, tính cạnh tranh, thanh lọc càng thể hiện rõ rệt.

Báo Công luận
Môi trường kinh doanh luôn được coi là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển. 
Vẫn còn phiền hà về thủ tục

Về nguyên nhân của thực trạng báo động số lượng DN thành lập mới có xu hướng tăng chậm lại còn số DN tạm ngừng hoạt động lại trên đà tăng rất cao, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là môi trường kinh doanh chưa được cải thiện như mong muốn. Ví dụ về cơ chế một cửa, các DN cho biết muốn thông qua một cửa đó, thì trước đó phải bôi trơn các cửa ngách thì đến cửa cuối cùng mới thông qua được. Các bộ, ngành nói cải thiện, bỏ bớt điều kiện kinh doanh nhưng thực tế thì phiền nhiễu vẫn còn nhiều lắm.

Thêm vào đó, chi phí tuân thủ quá cao, DN mất quá nhiều thời gian, tiền bạc, công sức. Điều này tạo nên tâm lý lo ngại cho các DN. Hôm trước tuyên bố dỡ bỏ điều kiện kinh doanh này nhưng hôm sau lại thêm công cụ mới, thậm chí còn tệ hơn cái đã bị bỏ đi. Những hạn chế này đã tạo tâm trạng lo lắng của các DN về môi trường kinh doanh cạnh tranh trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự hội nhập của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại của các DN chưa thể kịp với tốc độ phát triển của đối thủ. Ví dụ, trong khi DN vẫn đang trong quá trình mua công nghệ thì đối thủ khác đã nhanh tay đi trước và chiếm lĩnh thị trường nhờ công nghệ mới của họ. Các yếu tố như kỹ năng lao động, quan hệ lao động cải thiện chậm trễ là rào cản cải thiện môi trường cạnh tranh.

Việt Nam hiện đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Nhưng dường như các cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do được các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt nhiều hơn các DN trong nước.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng đã bày tỏ băn khoăn khi cả nước có trên 96.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cũng tăng cao. Đặc biệt, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân còn thấp, chậm cải thiện. “Chúng ta tự hỏi nguyên nhân vì đâu trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phải chăng là khâu thực thi của các cấp chưa hiệu quả”, Thủ tướng đặt vấn đề.

 Đức Minh

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp