Châu Á là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam

Chủ nhật, 17/05/2020 17:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 78,08 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3%. xét về quy mô kim ngạch, châu Á đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: TL

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: TL

Theo thông tin của Tổng cục Hải quan, xét về quy mô kim ngạch, châu Á đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.

4 tháng đầu năm trao đổi thương mại của Việt Nam với thị trường châu Á đạt 103,61 tỷ USD, dù giảm nhẹ 0,4 % so với cùng kỳ năm 2019 những vẫn chiếm tỷ 65,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong đó, trị giá xuất khẩu là 41,03 tỷ USD, tăng 1,5% và trị giá nhập khẩu là 62,58 tỷ USD, giảm 1,7%.

Đáng chú ý, dù hầu hết thị trường chủ lực có sự sụt giảm nhưng châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lên đến 80,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Trong đó, một số thị trường lớn ở châu lục này như Trung Quốc đạt 22,38 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 28,7% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Nhật Bản đạt 14,42 tỷ USD, giảm 4,6%, chiếm 18,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước; các thị trường thuộc ASEAN đạt 9,54 tỷ USD, giảm mạnh 11,2% và chiếm tỷ trọng 12,2%.

Trong các thị trường lớn ở châu Á, Hàn Quốc là đối tác hiếm hoi có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng dương và ở mức khá cao 2 con số.

Cụ thể, 4 tháng đầu năm, cả nước chi 6,48 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia Đông Á này, tăng 11,8% so với cùng kỳ 2019 và chiếm 8,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ hay EU cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó thị trường Mỹ đạt 4,76 tỷ USD, tăng 10,5%; EU đạt 4,81 tỷ USD, tăng 9,2%...

Nhóm hàng duy nhất có kim ngạch tăng thêm tỷ USD trong 4 tháng đầu năm là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Đây cũng là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 17,6 tỷ USD, tăng 11,5% (tương ứng tăng 1,81 tỷ USD) so với cùng kỳ 2019.

Đặc biệt, doanh nghiệp FDI chiếm 14,7 tỷ USD, tương đương 84% trong tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất của Việt Nam với trị giá 5,44 tỷ USD, giảm 6,1%.

Tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc với 3,9 tỷ USD, giảm 1%; thị trường Đài Loan với 2,04 tỷ USD, tăng mạnh 33,4%; Mỹ với 1,55 tỷ USD, tăng 14,8%...

Một số mặt hàng nhập khẩu có sự tăng trưởng đáng chú ý khác như: Dầu thô tăng 440 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 256 triệu USD…

Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận nhiều nhóm hàng nhập khẩu chủ lực có sự sụt giảm kim ngạch lên đến hàng trăm triệu USD.

Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất là xăng dầu. 4 tháng đầu năm tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 2,4 triệu tấn, giảm 22,7%, trị giá là 1,12 tỷ USD, giảm tới 41,7% (tương đương 800 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

Những tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc với 598 nghìn tấn, giảm 8,5%; Malaysia với 532 nghìn tấn, giảm 40,7%; Singapore với 498 nghìn tấn, giảm 35,2%…

Ô tô nguyên chiếc các loại cũng là nhóm hàng giảm mạnh khi sản lượng chỉ đạt 31.586 chiếc, giảm 36,2%, kim ngạch đạt 689,3 triệu USD, giảm giảm 430 triệu USD (tương đương giảm 38,4%).

Ngoài ra, sắt thép các loại giảm 405 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 290 triệu USD…

Đáng chú ý, những nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh là những nhóm hàng có đóng góp lớn về thu ngân sách của ngành Hải quan.

Minh Châu

Tin khác

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

(CLO) Ngày 16/4, tại TP. Ninh Bình, Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 để phổ biến một số chính sách, pháp luật và giải đáp vướng mắc liên quan đến công tác quản lý hải quan trên địa bàn.

Kinh tế vĩ mô
Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.

Kinh tế vĩ mô
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga xuất khẩu đồng sang Trung Quốc bằng cách dán nhãn “phế liệu”

Nga xuất khẩu đồng sang Trung Quốc bằng cách dán nhãn “phế liệu”

(CLO) Trong những tháng gần đây, Nga đã xuất khẩu thanh đồng mới sản xuất sang Trung Quốc dưới dạng đồng phế liệu - một con đường thương mại mới nhằm giúp Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt phương Tây và thuế xuất nhập khẩu ở cả hai nước, theo Reuters.

Thị trường - Doanh nghiệp