Tăng cường nội lực- Phát triển bền vững

“Chìa khóa” để phát triển bền vững

Thứ sáu, 03/01/2020 01:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh đang dần trở thành nhu cầu bức thiết của mỗi DN. Bên cạnh việc DN chủ động đổi mới công nghệ, phương thức sản xuất xanh thì CP cũng cần đồng hành với DN thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường...

Xu hướng phát triển tất yếu

Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh là kết quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái. Trong bối cảnh thực tế, bất chấp những ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng toàn cầu, giá trị của ngành kinh tế xanh luôn có tốc độ tăng trưởng cao và dự kiến được đẩy mạnh trong tương lai. Dự báo nền kinh tế xanh sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình hằng năm hơn 30%, đóng góp cho GDP thế giới lên tới 7%.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể trong việc tiến tới tăng trưởng. Ảnh: TL

Ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể trong việc tiến tới tăng trưởng. Ảnh: TL

Chính vì vậy mà việc chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đang được xã hội quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng để có thể bắt kịp với thế giới như hiện nay. Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chuyển từ mô hình phát triển truyền thống sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đang là một xu hướng phát triển tất yếu. Mô hình này đạt được cả hai mục tiêu vừa ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. Để lại “dấu chân xanh” trên bản đồ kinh tế toàn cầu chính là chuẩn mực của một doanh nghiệp nhân văn, từ đó “thổi” niềm cảm hứng, lan tỏa động lực khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nghiên cứu, đổi mới và hành động nhiều hơn vì sự phát triển bền vững trong tương lai. Nói cách khác, một doanh nghiệp bền vững sẽ góp phần xây dựng nên xã hội bền vững, thịnh vượng và sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và có được niềm tin của khách hàng.

Trên thực tế, thời gian qua, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các biện pháp hướng tới phát triển xanh, vừa giúp thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo ra doanh thu, vừa bảo đảm trách nhiệm với xã hội. Thực phẩm sạch, dược phẩm xanh, năng lượng, thiết bị tiết kiệm điện, xe tiết kiệm nhiên liệu, ôtô điện, phân bón hữu cơ... của các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn rất cao. Một nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cho thấy, có khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường. Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, các quốc gia trong thương mại quốc tế, các sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, thân thiện với môi trường sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, dần trở thành xu hướng của các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Con đường còn nhiều cam go

Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, mặc dù chỉ là một quốc gia nhỏ xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số, nhưng Việt Nam hiện đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm. Ngân hàng Thế giới tính toán, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013. Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP. Cùng với đó, tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, ô nhiễm và suy thoái đất, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn đang gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận thị trường phát triển bền vững, trong khi ước tính đến năm 2030, có tới 12.000 tỷ USD từ thị trường phát triển và 4.500 tỷ USD/năm từ nền kinh tế tuần hoàn. Tiềm năng cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm xanh ở Việt Nam là rất lớn, nhưng doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều như kỳ vọng. 

Một trong những nguyên nhân chính được cho là các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết chỉ là nhỏ và vừa, vốn ít, nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Nhất là năng lực phát triển công nghệ còn thấp, lại đang ở giai đoạn áp dụng, sử dụng công nghệ sản xuất cũ khiến sức cạnh tranh không cao…

Theo Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thế Chinh, “chìa khóa” của tăng trưởng xanh, kinh tế xanh là công nghệ lại đang là thách thức lớn của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trong quá trình hướng đến phát triển bền vững. Đặc biệt, hiện hơn 95% doanh nghiệp Việt Nam là thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và vừa với các điểm yếu về vốn và công nghệ.

Ông Phạm Hoàng Mai - Vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, có ba nguyên nhân chính cho thực tế này là: Thứ nhất, do nhận thức chưa chuyển biến thành hành động cụ thể sâu rộng ở các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thứ hai là do thể chế, khi có rất nhiều luật nói về hỗ trợ cho phát triển xanh, tuy nhiên chính sách chủ yếu dừng lại ở cấp Trung ương và còn mang tính đơn ngành, chưa có sự phối hợp. Bên cạnh đó, chính sách ban hành thường đi sau thực tế, nhiều chính sách chưa đủ hấp dẫn để doanh nghiệp đầu tư vào tăng trưởng xanh. Thứ ba là thiếu nguồn lực, đó là việc cơ chế chính sách không thiếu và có sự ưu tiên nguồn lực đầu tư công cho phát triển xanh, nhưng điều này chỉ mang tính xúc tác, chuyển giao công nghệ và đào tạo để giúp khu vực tư nhân, chứ không thể thay thế cho đầu tư tư nhân.

Để “xanh hóa” nền sản xuất, Việt Nam cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh.

Để “xanh hóa” nền sản xuất, Việt Nam cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh.

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2030, nhưng Chính phủ mới chỉ đáp ứng được 1/3 con số này. Vì vậy, nhu cầu hút vốn từ khu vực tư nhân vào tăng trưởng xanh, thúc đẩy phát triển bền vững là rất lớn. Trong đó, việc thúc đẩy thu hút khu vực có vốn FDI vào những lĩnh vực này càng trở nên cấp thiết. Điều đó tạo thành vòng luẩn quẩn, doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến chi phí cao, khả năng cạnh tranh thấp, không có nguồn lực để đầu tư phát triển. Hình ảnh “con gà và quả trứng” vẫn được đưa ra ví von đối với câu chuyện doanh nghiệp đầu tư phát triển bền vững. Không ít doanh nghiệp ngần ngại trong đầu tư cho chiến lược phát triển bền vững vì đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn nhưng chưa đem lại kết quả tức thì.

Gỡ rào cản để phát triển bền vững

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, với cơ hội và thách thức đan xen, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng có những bước đi sâu rộng và thực chất hơn. Đồng thời là các nỗ lực cải cách thể chế kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng bắt đầu có những bước đi tích cực. Để “xanh hóa” nền sản xuất, Việt Nam cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh.

Trước hết, với Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ để doanh nghiệp nắm bắt được xu thế này. Vai trò kiến tạo của Nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phát triển. Đó là môi trường với hệ thống luật pháp rõ ràng với các hình thức khuyến khích, ưu đãi về cơ chế và thủ tục hành chính, về tài chính, về tiếp cận các nguồn lực và chế tài rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra, theo TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, bản thân các doanh nghiệp phải hiểu kinh tế xanh là con đường tất yếu của doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới. Mặt khác, về chất lượng của nguồn nhân lực, một thách thức quan trọng là Việt Nam chỉ có 8% lao động có trình độ đại học. 80% - 85% doanh nghiệp phàn nàn vì khó tuyển dụng lao động có kỹ năng quản trị và tay nghề kỹ thuật. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nền kinh tế chưa sẵn sàng cho nền kinh tế số mà chất lượng nguồn nhân lực là một rào cản. Vì vậy, quốc sách về giáo dục cần được đẩy mạnh, đối tác công - tư và vai trò của tư nhân trong lĩnh vực đào tạo cần phải đóng vai trò then chốt.

Để thực sự vượt lên, hưởng lợi trong “cuộc đua xanh” này, rất cần một chương trình hành động cho một thập niên phát triển bền vững hơn ở Việt Nam, góp phần thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. Trong quá trình này, Đảng và Nhà nước kiến tạo giữ vai trò dẫn dắt, doanh nghiệp là động lực trung tâm, cả cộng đồng chung tay và toàn dân vào cuộc.

Ngọc Thành

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp