Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách Nhà nước

Thứ hai, 23/10/2017 17:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 23/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm 

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018
 
Trình bày Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ và cho rằng, năm 2017 nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, nhưng còn đứng trước nhiều khó khăn từ trong nước và ngoài nước. 

Về tình hình thu ngân sách nhà nước, Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, Chính phủ ước thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2017 vượt 2,3% so với dự toán, đã thể hiện những nỗ lực rất cao trong điều hành của Chính phủ, kết quả hành động với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao của cộng đồng doanh nghiệp, ngành tài chính và cả hệ thống chính trị trong cả nước. Tuy nhiên, số tăng thu so với dự toán chủ yếu là tăng thu của ngân sách địa phương, trong khi thu ngân sách trung ương ước khó đạt dự toán. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, ngân sách trung ương có khả năng hụt thu. Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương khó được đảm bảo.

Về tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, Chính phủ đã điều hành, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, nhiều khoản chi đã phát huy hiệu quả, trong phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định. 

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ lưu ý công tác phân bổ, giao dự toán còn chậm, giao nhiều đợt, nhất là vốn đầu tư xây dựng cơ bản, còn nhiều tồn tại trong công tác chuẩn bị đầu tư; vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân rất chậm. 


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng, nguyên nhân của tình trạng giải ngân vốn đầu tư chậm đã được xác định rõ trong vài năm gần đây, nhưng chưa được tháo gỡ kịp thời, dẫn đến hệ lụy là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư hạn hẹp, khả năng huy động vốn gặp nhiều khó khăn, việc nhiều bộ, ngành, địa phương đã được phân bổ, giao vốn, song lại chưa giải ngân hoặc tỷ lệ giải ngân quá thấp đã dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực đi vay, làm giảm hiệu quả trong đầu tư, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, giảm thu ngân sách nhà nước. Đây là năm thứ 2 liên tiếp xảy ra tình trạng này. Ông Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm và sớm có chế tài đủ mạnh nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực này.

Báo Công luận
 Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra 

Để thực hiện tốt dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội lưu ý, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách Nhà nước, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại; tập trung rà soát, đánh giá, làm rõ cơ chế tài chính đặc thù đang áp dụng đối với một số lĩnh vực; tăng cường công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý chặt chẽ việc mua sắm tài sản công...

Thúc đẩy xã hội hoá hoạt động thể dục, thể thao

Trình bày Tờ trình về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, qua tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành, đến nay Luật Thể dục, thể thao đã bộc lộ một số bất cập dẫn đến việc khó thi hành trong thực tế. Do vậy, việc xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao là rất cần thiết.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao dự kiến trực tiếp sửa đổi, bổ sung 22 điều, giữ nguyên 57 điều, bổ sung 1 điều mới; trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhằm khuyến khích, thúc đẩy xã hội hoá hoạt động thể dục, thể thao; khắc phục những vướng mắc, bất cập, những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động thể dục, thể thao; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong quản lý các hoạt động thể thao...

Báo Công luận
 Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao

Thẩm tra về dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, Ủy ban nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao với những lý do đã nêu trong Tờ trình.

Đối với quy định về đất đai dành cho thể dục, thể thao, Báo cáo thẩm tra thống nhất với việc bổ sung quy định dành quỹ đất để xây dựng công trình thể dục thể thao ở khu công nghiệp và trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dành cho thể dục, thể thao thì cơ quan có thẩm quyền phải bố trí quỹ đất tương ứng thay thế.

Về vấn đề đặt cược thể thao, đa số các ý kiến cho rằng, mặc dù đặt cược thể thao là nhu cầu thực tiễn, có thể huy động được nguồn vốn đầu tư lớn cho lĩnh vực thể dục, thể thao nhưng đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cần phải có báo cáo đánh giá tác động cụ thể, chi tiết. Bên cạnh đó, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế, cần có thời gian thực hiện, tổng kết, đánh giá trước khi quy định trong Luật. Vì vậy, chưa nên quy định về đặt cược thể thao cũng như các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến đặt cược thể thao trong Dự thảo. 

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đề nghị cơ quan trình dự án Luật xây dựng báo cáo đánh giá tác động chi tiết, toàn diện làm cơ sở để đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định.

Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 

Theo Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), việc xây dựng, ban hành Luật Cạnh tranh (sửa đổi) nhằm thay thế Luật Cạnh tranh năm 2004 là cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế, phù hợp với các cam kết quốc tế, đảm bảo sự thích ứng với môi trường kinh doanh, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành... 

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trình bày Tờ trình dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

Báo cáo thẩm tra dự án Luật này do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày nêu rõ, Ủy ban Kinh tế tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cạnh tranh nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật về cạnh tranh, phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Về việc mở rộng phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật Cạnh tranh hiện hành, Ủy ban Kinh tế nhất trí với quy định này. Cụ thể, phạm vi mở rộng không chỉ giới hạn hành vi hạn chế cạnh tranh được xác lập, thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam mà còn điều chỉnh cả hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường Việt Nam. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Về đối tượng áp dụng, Ủy ban Kinh tế tán thành mở rộng đối tượng áp dụng như dự thảo Luật, đó là Luật Cạnh tranh được áp dụng đối với mọi đối tượng liên quan đến cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, Ủy ban cũng đề nghị quy định rõ hơn các đối tượng được mở rộng áp dụng, trong đó bao gồm cả cơ quan nhà nước.

PV

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức