Chợ kiểu mới thời “xã hội giãn cách”

Thứ hai, 09/08/2021 15:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong những ngày giãn cách xã hội, nhiều địa phương đã có nhiều giải pháp bán hàng sáng tạo, như chợ lưu động, bán hàng theo combo, đưa hàng thiết yếu lên chợ điện tử;...

Chợ lưu động tại Hà Nội

Những ngày qua, nhiều chợ truyền thống, siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội phải tạm ngưng hoạt động vì dịch COVID-19, mặt khác người dân cũng không thể di chuyển sang các chợ lân cận nên việc mua thực phẩm phục vụ cuộc sống hằng ngày gặp nhiều khó khăn.

Mô hình siêu thị, chợ lưu động đã được triển khai phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và giảm áp lực cho các chợ dân sinh.

Mô hình siêu thị, chợ lưu động đã được triển khai phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và giảm áp lực cho các chợ dân sinh.

Để giải quyết tình trạng trên, mô hình siêu thị, chợ lưu động đã được triển khai phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và giảm áp lực cho các chợ dân sinh. Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí địa điểm.

Khi đến các siêu thị, chợ lưu động, người dân phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, khai báo y tế, đảm bảo giãn cách khi mua hàng.

Mô hình này cũng được nhiều địa phương khác như TP HCM và các tỉnh thành phía Nam đang có dịch áp dụng. 

Mô hình đi chợ giùm dân tại An Giang

Tại An Giang, ngành Công Thương đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức nhiều giải pháp đi chợ mùa dịch. Ví dụ như tổ chức “chuyến xe 0 đồng”, “gian hàng 0 đồng” hoặc mô hình “ đi chợ giùm dân” trong mùa dịch.

gian_hang_khong______ng_4f613

Các mô hình này cũng được đề xuất áp dụng ở nhiều địa phương khác có dịch, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

Ghi nhận thực tế cho thấy, ngay những ngày đầu thực hiện chủ trương giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trên địa bàn các phường Long Thạnh, Long Hưng, Long Châu thuộc Thị xã Tân Châu, vẫn còn nhiều người đến chợ, trong khi quy định giãn cách là không tập trung đông người. 

Để giải quyết khó khăn này, Đảng ủy, UBND phường Long Thạnh đã suy nghĩ, cho chủ trương thực hiện mô hình “Đi chợ giùm dân”. 

Mô hình do các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của phường thực hiện và khi thực hiện, mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần hạn chế lượng người ra đường không cần thiết.

Nhiều địa phương có dịch cũng xuất hiện mô hình chợ này để đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cần hàng hóa thiết yếu để "không ai bị bỏ lại phía sau".

Bán theo “combo” tại TP.HCM

Tại TP.HCM, nhiều chợ được mở bán lại đã áp dụng một số mô hình bán hàng kiểu mới như bán theo "combo", lập các đội bán hàng lưu động, nhằm phục vụ nhu cầu người dân.

Tại TP.HCM, nhiều chợ được mở bán lại đã áp dụng một số mô hình bán hàng kiểu mới như bán theo

Tại TP.HCM, nhiều chợ được mở bán lại đã áp dụng một số mô hình bán hàng kiểu mới như bán theo "combo".

Nhiều siêu thị cũng đưa ra biển hướng dẫn cách mua hàng combo để người dân tiện mua sắm, như: Chọn hàng và điền đầy đủ vào phiếu thông tin; thanh toán và chuyển đơn đặt hàng đến cán bộ phụ trách trên địa bàn và nhận hàng theo lịch của cơ quan quản lý trên địa bàn.

Siêu thị di động kiểu mới

Sở Công Thương TP.HCM mới đây đã phối hợp với một đơn vị để khai trương mô hình "siêu thị di động kiểu mới". Theo đó, mô hình này sẽ bày bán với hơn trăm mặt hàng nhu yếu phẩm như thịt, trứng, rau củ… với giá tốt ngay trên các xe buýt. Ngoài ra, chương trình có 1.000 phần quà, tổng trị giá 300 triệu gửi đến những hộ gia đình khó khăn.

Siêu thị di động kiểu mới tại TP.HCM.

Siêu thị di động kiểu mới tại TP.HCM.

Mô hình này dự kiến kéo dài trong 2 tháng và sẽ tăng quy mô lên 3-4 chiếc xe buýt, chủ yếu phục vụ tại quận, huyện vùng ven, mỗi chiếc bán tại 1-2 điểm.

Theo báo cáo của Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, hơn một tháng qua, TP.HCM đã tổ chức được hàng nghìn điểm bán hàng lưu động, bình ổn, lượng lớn thực phẩm thiết yếu đã được đưa đến tay người dân qua các kênh bán hàng này.

Cần Thơ tổ chức mang chợ ra chỗ thoáng

Trong khi đó, tại Cần Thơ, Sở Công Thương thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức và bố trí các điểm bán hàng bình ổn, "mô hình mang chợ ra không gian thoáng" và các hình thức bán hàng hợp lý khác,… nhằm để phục vụ cho người dân từng khu vực.

Cần Thơ tổ chức mang chợ ra chỗ thoáng.

Cần Thơ tổ chức mang chợ ra chỗ thoáng.

Hiện, thành phố đã triển khai được 47 điểm chợ và siêu thị, điểm bán thông minh theo hình thức giãn cách, không tiếp xúc. Do vậy, hàng hoá cũng như giá cả trên địa bàn thành phố nhìn chung ổn định, chưa có biến động. 

Làm việc với Sở Công Thương Cần Thơ mới đây, Tổ Công tác đặc biệt Bộ Công Thương ở phía Nam đánh giá cao mô hình "mang chợ ra không gian thoáng" của Cần Thơ. 

Tổ lưu ý Sở cần phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nông sản; phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường theo dõi kiểm tra chặt chẽ chất lượng an toàn thực phẩm và giá cả hàng hoá.

 Ngoài ra, Tổ cũng vận động thêm các doanh nghiệp vận tải ủng hộ (miễn phí hoặc giảm giá) tham gia để giảm chi phí và gánh nặng bảo đảm bình ổn thị trường.

Mô hình bưu cục và chợ thương mại điện tử

Tận dụng tối đa mạng lưới vận chuyển của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, Bộ Công Thương đã áp dụng kết hợp mô hình bưu cục và chợ thương mại điện tử. 

Theo đó, các bưu điện sẽ trở thành hệ thống phân phối hàng hóa, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, sản phẩm thiết yếu tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.

Hiện tại, 2 doanh nghiệp lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã tham gia cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các địa phương đang giãn cách xã hội từ trung tuần tháng 7, đến nay hoạt động này đã có thêm sự chung tay của 3 doanh nghiệp bưu chính khác gồm Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm và Netco.

Theo số liệu từ 5 doanh nghiệp bưu chính, tính đến hết ngày 7/8, tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu đã được các doanh nghiệp này cung ứng tới người dân các địa phương trên cả nước là 14.584 tấn, tăng 11% so với ngày 6/8. 

Đến hết ngày 7/8, trên cả nước các doanh nghiệp bưu chính đã thiết lập tổng số 3.735 điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu. Tổng khối lượng 14.584 tấn hàng hóa thiết yếu đã được các doanh nghiệp bưu chính cung cấp cho người dân các tỉnh, thành đang giãn cách có tổng giá trị 448,43 tỷ đồng, tăng 11% so với ngày 6/8.

Ngoài ra, trong thời gian qua, các doanh nghiệp cũng đã vận chuyển theo chỉ đạo của chính quyền các địa phương hơn 3.880 tấn hàng hóa thiết yếu.

Thời gian tới, theo Bộ Công Thương, đây được xác định là một trong những kênh phân phối sẽ được phát huy tối đa hiệu quả nhằm cung ứng hàng hóa đến cho người dân các địa phương đang thực hiện cách ly theo các chỉ thị của Chính phủ.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp