Chủ động phòng vệ trong sân chơi lớn

Chủ nhật, 10/06/2018 20:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Doanh nghiệp phải tự trang bị khả năng phòng vệ thương mại cho chính mình trong sân chơi hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Thời gian gần đây, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Do đó, chính doanh nghiệp phải tự trang bị khả năng phòng vệ thương mại cho mình để tránh những thương vụ phải gánh thiệt hại. 

Nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào hoạt động xuất khẩu, do vậy, để hội nhập được với kinh tế thế giới, bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu cần đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại. 

Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần có những giải pháp để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện phòng vệ thương mại cũng như tăng khả năng thắng kiện. 

Rõ ràng các nước quốc tế đã rất quan tâm đến vấn đề phòng vệ thương mại cho doanh nghiệptrong nước. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại còn yếu. 

Thời gian qua có rất nhiều doanh nghiệp trong nước vướng phải các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và phòng vệ thương mại. Rõ ràng các nước quốc tế đã rất quan tâm đến vấn đề phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp trong nước. 

Tuy nhiên ở Việt Nam, việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại vẫn còn rất khiêm tốn. 

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), tính đến đầu tháng 5/2018, đã có 128 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

 Trong số đó, Hoa Kỳ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (25 vụ, chiếm 20%); thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ (19 vụ, chiếm 15%); thứ ba là Ấn Độ (15 vụ, chiếm 12%) và thứ tư là EU (14 vụ, chiếm 11%). 

Báo Công luận
Áp lực cạnh tranh gay gắt đi cùng với những tranh chấp thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá… luôn có nguy cơ tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ.

Dẫn đầu là các vụ việc điều tra chống bán phá giá (77 vụ việc, chiếm 60%); Tiếp đó là các vụ việc tự vệ (23 vụ, chiếm 18%); Thứ ba là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (17 vụ việc, chiếm 13%) và cuối cùng là các vụ việc chống trợ cấp (11 vụ việc, chiếm 9%). 

Điển hình một số vụ việc có tác động tiêu cực đến sản xuất của doanh nghiệp trong nước, như: Mỹ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với pin năng lượng mặt trời, thép cán nguội và thép carbon chống mòn, tôm, cá da trơn...; 

Australia điều tra chống bán phá giá với dây thép; Canada điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm khớp nối bằng đồng của Việt Nam. 

Hội nhập kinh tế càng sâu, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với tranh chấp, khiếu kiện phòng vệ thương mại ngày càng nhiều. 

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải chủ động bảo vệ mình trong sân chơi hội nhập. Việc chậm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đã khiến cho doanh nghiệp nội có nguy cơ đối mặt với rào cản thương mại. 

Tính đến nay, chỉ có 69 nước công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Trong đó, các thị trường nhập khẩu lớn hàng hóa của Việt Nam là Mỹ, châu Âu, Canada, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ… lại không công nhận điều này.

 Thực tế này đã dẫn đến phương pháp tính biên độ bán phá giá gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. 

Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác thương mại lớn, đặc biệt là tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức lớn khi mở rộng cửa thị trường, đặc biệt là áp lực cạnh tranh gay gắt đi cùng với những tranh chấp thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá… 

Trong bối cảnh đó, các công cụ phòng vệ thương mại truyền thống cần phải đổi mới hơn, áp dụng linh hoạt hơn với các giải pháp mới để phù hợp với đòi hỏi của thực tế hiện nay. 

Trong khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đang gặp phải nhiều rào cản liên quan đến kiện tụng, phòng vệ thương mại của nước sở tại thì ngay trên thị trường nội tại, khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của hàng ngoại nhập lại rất yếu. 

Trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của hiện tượng hàng nước ngoài nhập khẩu (trứng gà, đùi gà, thép, dầu thực vật…) được bán với giá rẻ, khiến các doanh nghiệp, người nông dân Việt Nam… rất khó để cạnh tranh. 

Một khảo sát gần đây cho thấy, nhiều doanh nghiệp phản ánh việc hàng hóa nước ngoài bán sang Việt Nam với giá rẻ hơn khi bán tại thị trường bản địa, nguyên nhân chính là do hàng hóa đó được Chính phủ nước sở tại trợ cấp hoặc do phía nước ngoài cố tình bán giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam giai đoạn đầu. 

Hơn nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng, hiện tượng này khiến họ phải cạnh tranh vất vả hơn, tuy vậy, vẫn có thể chống đỡ được; trong khi một số ít doanh nghiệp khác lại cho rằng, các hiện tượng này không thể làm khó cho việc sản xuất -kinh doanh của họ hoặc nếu có thì cũng không đáng kể. 

Trong khi đó, tại thị trường nước ngoài, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã và đang gặp phải không ít rắc rối khi nước sở tại áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. 

Cách đây 10 năm, Việt Nam đã phải đối diện với những vụ kiện chống bán phá giá tại nước ngoài. Việc các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện bán phá giá có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như cá tra, cá ba sa, tôm, da giày...

Hệ lụy của những vụ điều tra này để lại rất nặng nề, có thể dẫn đến nguy cơ thu hẹp hoặc mất thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. 

Ngoài ra, khi bị kiện, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh. Phòng vệ thương mại là một công cụ “tập thể” được trao cho các ngành sản xuất nội địa nhằm bảo vệ cả ngành của mình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh/nhập khẩu ồ ạt cũng mang tính tập thể từ bên ngoài. 

Vì vậy, một doanh nghiệp đơn lẻ không thể đứng đơn kiện hay sử dụng công cụ này, ngoại trừ trường hợp bản thân doanh nghiệp đó là đại diện của ngành. 

Do đó, vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc tăng cường kết nối các doanh nghiệp tham gia và trực tiếp tham gia cùng với doanh nghiệp sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại. Trong mỗi hiệp hội thường có nhiều ngành hàng khác nhau. 

Khi sử dụng công cụ phòng vệ thương mại trong vụ kiện sẽ phải chịu áp lực lớn từ các nhà sản xuất nước ngoài, do đó cần phải chuẩn bị chiến dịch vận động hành lang phù hợp. 

Về phía các cơ quan nhà nước, cần công khai thông tin, hỗ trợ tìm kiếm, tập hợp số liệu chính thức thuộc kiểm soát, đồng thời, có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các hình thức như: Đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính liên quan tới việc đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp gắn với mục tiêu kiện phòng vệ thương mại; phối hợp hiệu quả, kịp thời với cơ quan điều tra trong việc cung cấp thông tin phục vụ điều tra.

 Quan trọng nhất, Nhà nước cần hoàn thiện về cơ sở pháp lý đối với công cụ phòng vệ thương mại./.

Bảo Anh

Tin khác

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp