Chưa công bố dịch Sởi: Bộ Y tế chủ quan hay thiếu chủ động?

Thứ sáu, 03/04/2015 16:51 PM - 0 Trả lời

Chưa công bố dịch Sởi: Bộ Y tế chủ quan hay thiếu chủ động?

(NB&CL) - Với thống kê ban đầu gần 7 ngàn trẻ sốt phát ban nghi sởi, xuất hiện trên tất cả 59 tỉnh thành trên cả nước, gần 3 ngàn ca bệnh nhi dương tính với sởi trong vòng 1 tháng qua, đã có tới 103 trẻ đã tử vong do sởi, trong đó có 25 trẻ tử vong trực tiếp do bệnh sởi và 78 trẻ tử vong do các biến chứng của bệnh sởi…vậy mà Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch sởi trên toàn quốc. Phải chăng sự việc chưa đến mức độ nghiêm trọng hay là vì lời “hứa” sẽ giải quyết bệnh sởi trong vòng 3 năm nữa?
 
 
Báo Công luận 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (đứng thứ hai từ trái sang) thăm các bệnh nhi sởi tại BV Nhi T.Ư
 
Trong lúc báo chí và nhiều BV khi cấp báo tình trạng bệnh sởi liên tục “nóng” hiện nay không ngần ngại gọi đây là “dịch”, thì Bộ Y tế dù thừa nhận nóng nhất hiện nay là tình hình bệnh sởi nhưng chưa công bố dịch không coi đây là dịch. Truyền thông suốt tuần qua cảnh báo dịch sởi đang lây lan mạnh, bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Bắc và Hà Nội với diễn biến phức tạp, nguy hiểm, gây biến chứng nặng. Lý do chưa công bố dịch, theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu, là việc Bộ Y tế cần căn cứ vào tình hình dịch bệnh và thực hiện theo Quyết định 64/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chỉ công bố bệnh truyền nhiễm trong đó có sởi khi đủ hai điều kiện. Một là, số người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá số người mắc dự tính bình thường của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Hai là, có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ: quy mô, tính chất bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành. Bộ trưởng Bộ Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả. Bệnh dịch có tỷ lệ tử vong cao mà chưa rõ tác nhân gây bệnh và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả. Bệnh dịch xảy ra khi có thiên tai, thảm họa.
 
Nhưng “số người mắc dự tính bình thường” là bao nhiêu, các cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ có công bố công khai đâu để cộng đồng theo dõi, giám sát biết được thời điểm “vượt”?
 
Bộ Y tế cũng cho rằng sởi năm nay không bất thường, cả khi BV Nhi Trung ương 10 ngày trước phải “cầu cứu” Bộ khi quá tải bệnh nhân khó và nặng, thiếu nhân lực, trang thiết bị. Bộ Y tế đã phải họp khẩn với các BV Hà Nội và các Sở Y tế lân cận tìm giải pháp. Không bất thường vì các chủng vi rút sởi ở ta hiện chưa có những biến đổi gen một cách khác biệt so với sự lưu hành của các chủng vi rút trong khu vực và không có sự gia tăng về độc lực- Bộ lý giải. Cục trưởng Phu trả lời báo chí cho biết: “Dịch bệnh xuất hiện năm nay là do tính chất chu kỳ. Các trường hợp mắc sởi năm nay vẫn thấp hơn so với năm 2009 – 2010”.
 
Trong khi đó, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2 TP.HCM cho rằng diễn tiến dịch sởi tại BV càng ngày càng tăng, càng phức tạp. Bệnh đã lây lan luôn cả trong cộng đồng bệnh nhân nội trú. GĐ BV Nhi T.Ư cũng nhấn mạnh tình trạng quá tải ở giai đoạn “nghiêm trọng”, các nhân viên y tế đang phải gồng mình và Bộ Y tế cần có văn bản chấn chỉnh việc chuyển bệnh nhân, nhận bệnh nhân ở các BV; hỗ trợ tài chính để mua thêm máy móc, trang thiết bị... 
 
Vậy với bình thường và bất thường đó, với hơn 6.600 trường hợp sốt phát ban trong đó 2.500 trường hợp đã chẩn đoán mắc sởi từ đầu năm đến nay ở 59 tỉnh, thành cả nước, nhiều ca đã tử vong do sởi biến chứng hoặc do biến chứng viêm phổi sau mắc sởi, nên gọi là gì, báo động đỏ ư? Bất thường dễ thấy nhất ở dịch sởi hiện nay phải chăng là sự trái chiều trong nhìn nhận của Bộ chủ quản và công chúng, kể cả quản lý một số BV. 
 
Lý do của sự trái chiều đó, là Bộ Y tế căn cứ “giấy trắng mực đen” của Quyết định công bố dịch, còn dư luận xã hội và nhiều thầy thuốc trực tiếp khám chữa điều trị lại thấy “bất thường” trong ứng phó của ngành trước thực tiễn - quá tải, y tế tuyến dưới và tuyến trên quá thiếu trang thiết bị. Việc tiêm ngừa và chiến dịch tiêm vét sởi đang thực hiện trên cả nước là chạy đua với dịch bệnh. 
 
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm- nguyên Viện trưởng Viện Nhi Trung ương: “Tình hình dịch sởi hiện nay khiến tôi nhớ lại dịch cúm gia cầm những năm 2004-2005. Cuối năm 2003 khi thấy mộtsố bệnh nhi chết do viêm phổi không đáp ứng với điều trị tôi đã phối hợp cùng bác sỹ Peter Horby gửi các mẫu bệnh phẩm sang phòng xét nghiệm Hongkong và sau đó là Viện vệ sinh dịch tễ nhờ vậy đã sớm phát hiện trường hợp cúm gia cầm đầu tiên tại Việt Nam. Dịch cúm gia cầm đã nhanh chóng được công bố và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để đối phó.
 
Muốn dập dịch, đối phó với dịch cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đừng ngần ngại công bố dịch khi đã có dịch. Xét cả về 3 phương diện mức độ lây truyền, khả năng đáp ứng của các bệnh viện, con số tử vong, đều khó có thể nói dịch sởi đang được kiểm soát tốt. Dịch sởi cho thấy cần phải xem xét lại một số vấn đề của chương trình tiêm chủng mở rộng. Có lẽ mức độ bao phủ của chương trình không cao như chúng ta vẫn nghĩ 
 
Những tháng đầu năm, thời tiết nóng ẩm là thời điểm bùng phát dịch bệnh trên diện rộng. Bên cạnh dịch sởi đang hoành hành gây quá tải nghiêm trọng tại các bệnh viện tuyến Trung ương, các dịch bệnh như cúm gia cầm, sốt xuất huyến, tiêu chảy đều có những nguy cơ bùng phát nếu không được kiểm soát tốt. Trong tình hình hiện nay, đã đến lúc Bộ Y tế cần xem xét nghiêm túc mức độ nghiêm trọng trong việc công bố dịch bệnh sởi, các dịch bệnh khác trên các nước.
 
 Khánh An
 
PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM NHẮC NHỞ BỘ Y TẾ VỀ BỆNH SỞI
 
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khiến bệnh sởi phát triển nhanh, đồng thời tìm cách ứng phó, ngăn chặn và hạn chế tối đa số bệnh nhân mắc sởi. 
 
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng khẳng định sẽ hỗ trợ đầy đủ thuốc cho bệnh nhân, dụng cụ, thiết bị y tế và chế độ phụ cấp cho bệnh viện để áp dụng điều trị và ngăn chặn bệnh sởi. Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế cân nhắc, tính toán, công bố dịch nếu cần thiết.

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục