Thận trọng khi nới room tín dụng tiêu dùng

Thứ tư, 27/03/2019 06:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tính đến thời điểm hiện tại, cho vay tiêu dùng từ các công ty tài chính đang được các chuyên gia đánh giá là phương án thay thế tối ưu giúp xóa bỏ vấn nạn tín dụng đen. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, việc nới room tín dụng cần phải cân nhắc thận trọng.

Tăng cao tín dụng tiêu dùng

Nới room tín dụng tiêu dung là cần thiết nhưng phải hết sức thận trọng (Ảnh TL)

Nới room tín dụng tiêu dung là cần thiết nhưng phải hết sức thận trọng (Ảnh TL)

Dù chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây song không thể phủ nhận được hình thức cho vay tiêu dùng đã và đang giải quyết nhu cầu về vốn cho một bộ phận lớn người dân. Tuy nhiên có nên nới room thay thay đổi hạn mức cho tín dụng tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen đang là câu hỏi câu hỏi được nhiều người quan tâm đưa ra.

Tại Điều 3 Thông tư 43/2016 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) room trong cho vay tiêu dùng của công ty tài chính là 100 triệu. Tuy nhiên, hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng: Không nên nới room nào cho tín dụng tiêu dùng, cả vi mô lẫn vĩ mô. Hiện nay, tín dụng tiêu dùng có tỷ lệ khoảng 20% trên tổng dư nợ nhưng có thể còn cao hơn nhiều.

Một số nhà phân tích cho biết, room vĩ mô hiện nay là không hợp lý vì so với các nước xung quanh tín dụng tiêu dùng của mình còn thấp và đang phát triển. Phải để cho các ngân hàng, công ty tài chính được tự do lựa chọn mức tăng phù hợp, họ được chọn phân khúc phù hợp với túi tiền, khách hàng của họ.

Tính đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế nhưng đến cuối năm 2018, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,4 triệu tỷ đồng (gấp 6 lần năm 2012), chiếm khoảng 19,4% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu bóc tách phần tín dụng tiêu dùng nhưng chủ yếu phục vụ mua nhà, sửa nhà (chiếm khoảng 40% tổng tín dụng tiêu dùng), thì dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đến cuối năm 2018 chỉ chiếm khoảng 12% tổng dư nợ nền kinh tế (so với tỷ lệ 21% của Trung Quốc hay 34,6% của ASEAN-5). 

Theo Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) từng phân tích rằng, bên cạnh những mặt được của tín dụng tiêu dùng nếu phát triển quá nhanh cũng sẽ để lại mặt trái cần khắc phục. Đó là rủi ro vĩ mô, hệ thống như lãi suất tăng, cú sốc về thu nhập hay cú sốc về của cải. Những rủi ro này thường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả lãi và gốc của người đi vay.

Cần phòng ngừa rủi ro

Tín dụng tiêu dung đã tăng nhanh trong thời gian gần đây (Ảnh TL)

Tín dụng tiêu dung đã tăng nhanh trong thời gian gần đây (Ảnh TL)

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường là lãi suất cao và thả nổi; tiếp đến là rủi ro vay mượn quá mức. Rủi ro này chủ yếu do người đi vay tiêu dùng ít có các kiến thức về đánh giá và phòng ngừa rủi ro hơn các doanh nghiệp. Do đó, họ thường đánh giá quá cao khả năng trả nợ của mình và đánh giá quá thấp các rủi ro đối với dòng tiền trong tương lai của mình.

Rủi ro tiếp theo là rủi ro bong bóng. Kinh tế tăng trưởng tốt, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tiêu dùng cho việc mua sắm nhà, nâng cấp nhà ở tăng lên. Điều này làm cho giá nhà đất tăng lên, kích thích người dân vay tiêu dùng để đầu cơ nhà, đất bằng cách vay tiêu dùng để xây nhà để ở sau đó bán đi để mua nhà khác.

Nếu điều này xảy ra trên quy mô lớn sẽ làm bong bóng nhà đất tăng lên, nhưng vấn đề này chưa phải quá là quan tâm. Hiện nay, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng đã cao hơn 25% GDP, do đó các rủi ro vĩ mô, rủi ro hệ thống có thể gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế và bản thân hệ thống các tín dụng tiêu dùng. Do đó, cần phải có một hệ thống cảnh báo, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với sự phát triển của tín dụng tiêu dùng để đảm bảo ngăn ngừa các rủi có thể xảy ra. 

Ngoài ra, rủi ro bong bóng đang tăng lên khi nhu cầu tín dụng tiêu dùng cho việc mua, xây nhà để ở tăng lên và giá nhà đất đang tăng có thể khuyến khích người dân tham gia thị trường đầu cơ bất động sản.

Thừa nhận rằng, có cầu ắt có cung; do nhu cầu tiếp cận vốn nhanh, gọn của người dân luôn thường trực, dẫn đến việc xuất hiện các đối tượng cho vay nặng lãi. Nhiều khi các hợp đồng tín dụng đen rất đơn giản và dễ hiểu như "vay 1.000.000 đồng, trả lãi 5.000 đồng/ngày". Và nhiều người đi vay cũng hoàn toàn nhận thức được mức trả nợ như vậy là cao hay thấp khi tính ra số phần trăm. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ một số người tìm đến tín dụng đen thường ở trong tình trạng không có giải pháp nào khác.

Giới chuyên gia cho rằng cần tăng cường công tác thông tin truyền thông về tín dụng tiêu dùng trên toàn quốc, nhất là các địa bàn đang là điểm nóng về tín dụng đen. Từ đó để người dân nắm bắt đầy đủ các chính sách tín dụng ngân hàng, đặc biệt là chính sách tín dụng tiêu dùng và chủ động tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng hoặc đề nghị ngân hàng thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ khi gặp khó khăn không trả được nợ đúng hạn.

Đoàn Thúy

Tin khác

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm