Nhà báo Hoàng Anh - Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Giang:

“Nỗ lực hết mình vì sự tin tưởng của công chúng”

Thứ bảy, 02/03/2019 18:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những cung đường đồi núi quanh co, những đoạn đường núi cao vực sâu và phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt giữa các mùa, hơn nữa đối tượng tác nghiệp chủ yếu là người dân tộc thiểu số còn chưa thông thạo mặt chữ….

Đó là một vài trong nhiều khó khăn, thách thức mà người làm báo Hà Giang đang gặp phải mỗi ngày đã được nhà báo Hoàng Anh chia sẻ.

Vượt qua khó khăn bằng tình yêu nghề cháy bỏng

Là tỉnh vùng cao như Hà Giang, huyện gần nhất cách trung tâm thành phố 20km, xa thì đến 150km, thậm chí đến xã xa nhất của tỉnh cũng hơn 200km. Đối với phóng viên việc đi tác nghiệp là một điều vô cùng khó khăn. Những cung đường đồi núi quanh co, những đoạn đường núi cao vực sâu khiến cho những ai chưa từng đi trên loại đường này đều cảm thấy chần chừ. Không chỉ có đường đi khó, mà thời tiết khắc nghiệt giữa các mùa đặc biệt là mùa đông vùng cao thường rét hại cũng là một cản trở với các nhà báo khi tác nghiệp ở Hà Giang.

Nhà báo Hoàng Anh (thứ 2 từ phải sang) tại Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia năm 2017- (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Hoàng Anh (thứ 2 từ phải sang) tại Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia năm 2017- (Ảnh: NVCC)

Các phóng viên ở Hà Giang đi công tác chủ yếu bằng xe máy, mỗi chuyến đi phải trèo đèo lội suối, vượt qua những cung đường hiểm trở. Qua những chuyến đi đó, có lúc cảm nhận được sự nhiệt tình, ấm áp của tình người trong lúc khó khăn, đôi khi lại bức xúc với sự thờ ơ của cơ sở. Trước những nhận biết của bản thân, khiến anh từng bước hòa nhịp với cuộc sống ở những miền đất mới để rồi quan sát những hiện tượng trong đời sống từ đó có cái nhìn của những người làm báo chuyên nghiệp.

Hơn 20 năm làm báo ở một tỉnh miền núi là môi trường tốt để cho anh được va chạm, trải nghiệm và trưởng thành. Thế giới quan dần mở rộng, hiểu biết về các lĩnh vực được nâng lên để hiểu rằng để có được hạt ngô người nông dân vùng cao đã phải vất vả thế nào. Từ lúc cõng từng quẩy tấu đất lên đổ vào những hốc đá đến lúc đưa hạt ngô say vào chõ đồ thành mèn mén và trở thành món ăn chính từ ngày này qua tháng khác. Mặc dù có nhiều sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân nhưng vẫn phải thừa nhận Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo.

Trăn trở vì một vùng biên ổn định, phát triển

Còn nhớ cách đây gần một năm, anh đã nhận Giải Khuyến khích- Giải báo chí Quốc gia năm 2017 với tác phẩm: “Chuyện của Vừ Già Pó”- đây cũng là tác phẩm mà anh tâm đắc nhất. Tác phẩm nói về anh Vừ Già Pó (xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc) những năm trước đã đi lao động trái phép ở Trung Quốc. Do chủ lao động đánh đập và trả lương thấp anh đã bỏ đi tìm chỗ làm việc mới. Do không thông thạo địa hình và tiếng nói ở miền đất xa lạ anh đã đi lạc sang đến tận Pakistan với khoảng cách trên 7.000 km. Sau đó anh cũng đã được trở lại Việt Nam.

“Phải nói rằng, trước diễn biến phức tạp của thực trạng người Việt Nam sang Trung Quốc lao động “chui”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân cảnh giác với thủ đoạn của tội phạm dụ dỗ, lừa dẫn người vượt biên trái phép qua biên giới để làm thuê. Các giải pháp như tăng cường quản lý khu vực biên giới, quản lý lao động xuất khẩu, tích cực “xóa đói, giảm nghèo” gắn với phát triển kinh tế- xã hội địa phương, chú trọng công tác đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cũng đã được các ngành chức năng triển khai. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như lao động ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn thiếu hụt thông tin về phòng, chống tội phạm mua bán người, về những rủi ro khi xuất cảnh trái phép ra nước ngoài làm thuê, cùng với công tác quản lý nhân, hộ khẩu còn sơ hở… nên dòng người lao động (NLĐ) “chui” sang Trung Quốc tìm kế mưu sinh vẫn chưa giảm”, nhà báo Hoàng Anh cho biết.

Nhà báo Hoàng Anh và các đồng nghiệp đang thực hiện tác phẩm “Chuyện của Vừ Già Pó”- (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Hoàng Anh và các đồng nghiệp đang thực hiện tác phẩm “Chuyện của Vừ Già Pó”- (Ảnh: NVCC)

Nói về thông điệp của tác phẩm “Chuyện của Vừ Già Pó”, nhà báo Hoàng Anh cho biết: “Thông qua chương trình đã kịp thời phát hiện và cảnh báo tình trạng lao động trái phép sang bên kia biên giới để từ đó cùng các cơ quan chức năng vào cuộc ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng lao động trái phép sang bên kia biên giới. Qua chương trình này, các cơ quan chức năng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý lao động tại địa phương. Đồng thời thông qua chương trình Tổng hợp tiếng Mông này cũng là hồi chuông tiếp tục cảnh cho những đối tượng vì lợi ích trước mắt mà vi phạm pháp luật. Đối với người dân cùng với việc chấp hành tốt các quy định của nhà nước trong công tác quản lý lao động tại địa phương. Hơn nữa chương trình sẽ góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân và chính quyền, các ngành về công tác quản lý lao động”.

Là địa bàn gắn liền với biên cương, Đài Phát thanh - Truyền hình cũng rất chú trọng đến việc tuyên truyền đưa tin, phản ánh về hoạt động của lực lượng Bộ đội Biên phòng. Được biết nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống của lực lượng Bộ đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2019), nhà báo Hoàng Anh với vai trò đạo diễn vừa hoàn thành xong bộ phim tài liệu dài 30 phút mang tên “Bộ đội Biên phòng Hà Giang – 60 năm, chặng đường vẻ vang”.

Nhóm tác giả đã xây dựng và hoàn thành kịch bản từ trước đó 7 tháng. 7 tháng trăn trở tìm tòi tư liệu sao cho hình ảnh phù hợp với từng giai đoạn của Bộ đội Biên phòng suốt 60 năm qua. Thể loại phim truyền thống đã có nhiều người làm, nhiều người thể hiện, mong muốn của ekip thực hiện là làm sao cho xem một tác phẩm nói về lịch sử nhưng vẫn có nét mới ở trong đó, chính vì vậy ekip đã thảo luận rất kỹ trước khi bấm máy và trước khi hoàn thiện từ khâu tiền kỳ đến hậu kỳ.

Cái khó khi thực hiện phim này là khối lượng hình ảnh tư liệu lớn, nhân vật được phỏng vấn ở nhiều tỉnh, thành, kịch bản thì được duyệt sớm nhưng quyết định triển khai chậm. Tuy vậy bằng sự cố gắng của ekip thực hiện vẫn hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Bộ phim đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển của lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Giang trong suốt 60 năm qua và là “món quà” hết sức có ý nghĩa giành tặng lực lượng xung kích trên tuyến đầu giữ gìn mảnh đất biên cương này.

Vác máy chạy phăng phăng dưới cái nắng cháy da thịt nơi đảo xa

Đặc biệt trong những ngày cận kề Tết âm lịch 2019 vừa qua, nhà báo Hoàng Anh đã có chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa thân yêu. “Dù chỉ một lần trong đời được tới Trường Sa tác nghiệp đã là vinh dự và may mắn đối với những “chiến sĩ cầm bút”. Trách nhiệm, sự đóng góp của nhà báo không gì hơn là qua bài viết. Nhà báo viết về chủ quyền biển đảo càng phải hiểu sâu sắc về vấn đề này. Mỗi bài báo về Hoàng Sa, Trường Sa cần phải giúp mọi người dân Việt thêm đoàn kết, đồng lòng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền”, nhà báo Hoàng Anh khẳng định.

Nhà báo Hoàng Anh trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa vào tháng chạp năm 2018- (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Hoàng Anh trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa vào tháng chạp năm 2018- (Ảnh: NVCC)

Nhiều đêm ngày lênh đênh trên biển, với những cơn say sóng rút ruột, rút gan, vượt hàng trăm hải lý đã ra được tới Trường Sa, nhưng các nhà báo như anh vẫn không hề thấy mệt nhọc khi tác nghiệp ở Trường Sa, thậm chí còn vác máy quay chạy phăng phăng dưới cái nắng như cháy da thịt nơi đảo xa, khiến các chiến sĩ phải trầm trồ, thán phục. Thông qua tác phẩm báo hình của mình, các nhà báo mong muốn đem đến cho khán giả truyền hình những hình ảnh chân thực, sống động nhất từ Trường Sa, khơi gợi lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương. Qua chuyến công tác, anh đã có cơ hội khai thác thêm những tư liệu, “bằng chứng sống” để truyền tải tới khán giả thông điệp: “Chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Trong chuyến công tác tới Trường Sa, những phóng viên mới lần đầu ra đảo như anh luôn háo hức, ngập tràn cảm xúc và mong muốn đem đến cho độc giả, khán thính giả những tác phẩm báo chí hay nhất, tâm huyết nhất của mình. Anh còn nhớ như in lời của Thượng tá Lương Xuân Giáp, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải Quân từng nói với anh rằng: “Tôi đã trực tiếp đi với hàng trăm phóng viên báo chí, thực hiện nhiều chuyến đi tới quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, sau chuyến đi dài tới 3 tuần lênh đênh trên biển cùng với cánh nhà báo, anh em báo chí mỗi lần ra với biển đảo đều là những người có tinh thần nhiệt huyết, tận tâm với công việc, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, tâm huyết với nghề nghiệp. Những sản phẩm báo chí của họ mang cả trái tim, khối óc, trách nhiệm đối với chủ quyền biển đảo Tổ quốc và trước quốc gia, dân tộc. Trách nhiệm công dân của các nhà báo phát huy rõ nét mỗi lần họ lên từng điểm đảo, từng đảo, nhà giàn, đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa”.

Nhà báo Hoàng Anh (tên thật là Nguyễn Hoàng Anh), hiện là Trưởng phòng Biên tập, Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Giang. Hơn 20 năm trong nghề, anh đã đoạt được nhiều giải thưởng như: Huy chương Bạc Liên hoan Truyền hình Toàn quốc năm 1995, Huy chương Bạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2012, Huy chương Bạc Liên hoan Truyền hình Toàn Quân năm 2013, Giải Khuyến khích Giải Báo chí Quốc gia năm 2018, Huy chương Đồng Liên hoan Phát thanh Toàn quốc năm 2018. Ngoài ra, anh còn nhận được Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Truyền Hình, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Phát thanh…

Hà Linh 

Tin khác

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo