“Sông núi trên vai” – Dịch thế nào cho đúng?

Thứ tư, 20/02/2019 15:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dịch cụm từ “Sông núi trên vai” từ tiếng Việt sang tiếng Anh là “Mountains and rivers on the shoulder” là hay hay dở? Đạt hay chưa đạt? Nhiều ý kiến xôn xao có ý chê cách dịch này còn “thô” khi nó xuất hiện trên chiếu thơ Nguyên tiêu vừa qua.

Ngày Thơ Việt Nam năm nay có sự tham gia của 200 đại biểu đến từ gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do vậy, việc chuyển ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh – một ngôn ngữ mang thông lệ quốc tế là điều cần thiết.

Nguyên nhân của các phê phán việc dịch cụm từ “sông núi trên vai” này xuất phát từ việc cỗ máy dịch của Google đã chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh gần giống với phần văn bản được sử dụng trong Ngày Thơ Việt Nam 2019.

Bản dịch bằng máy dịch của Google. Ảnh: V.H

Bản dịch bằng máy dịch của Google. Ảnh: V.H

Về mặt ngữ nghĩa, theo nghĩa đen, nói “sông núi” ai cũng hiểu, cũng biết là sông, là núi. Trong trường hợp nói “sông núi trên vai” thì nghĩa là nhắc đến tính trách nhiệm hoặc sứ mệnh của một người đối với đất nước. Cách dùng từ này khá phổ biến và hoàn toàn không phức tạp về ngữ nghĩa dù trong văn nói hay văn bản viết, kể cả trong các văn bản cổ như trường hợp “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” (Truyện Kiều).

Tuy vậy, chuyển ngữ là một câu chuyện khác. Các yêu cầu cơ bản của việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thường đặt ra ba yếu tố: Tín – Bản dịch trung thành với bản gốc; Đạt – Đảm bảo không có thiếu sót; Nhã – Cách sử dụng từ ngữ phải mềm mại theo nhiều tầng ngữ nghĩa.

Báo Công luận

"Sông núi trên vai" tại Ngày Thơ Việt Nam 2019.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận về cách dịch cụm từ “sông núi trên vai” thành “mountains and rivers on the shoulder”, ông Tạ Quang Đông – một chuyên gia ngôn ngữ Anh, cho biết: “Cách dịch như vậy không phải là toàn bích, nhưng dịch văn chương khó chuyển tải được toàn bộ cả ý nghĩa và hình ảnh tu từ. Tiếng Việt giàu tính biểu cảm, khi dịch sang tiếng Anh rơi rụng nhiều. Nếu cố giữ tính hình ảnh thì giảm bớt mất nghĩa. Nếu bám nghĩa, bỏ hình ảnh, thì khô không khốc, hoặc nhàm, sáo”. Ông Đông nói: Như vậy thì “còn gì là văn chương?

Nếu thay “mountains and rivers” thành “motherland/homeland/fatherland” thì đại biểu quốc tế sẽ hiểu ngay, nhưng mất đi vẻ đẹp tu từ, thực sự là thường và có thể nói là nhàm. Khó có cách nào tốt hơn là để nguyên “mountains and rivers”. Dịch như thế còn thêm giá trị là để cho các quan khách hiểu tư duy hình ảnh của người Việt.

Trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: “Người nước ngoài có hiểu nghĩa câu này không? Tôi có hỏi một số nhà thơ nước ngoài, họ nói họ biết đó là một câu nói đầy tính biểu tượng, nó thuộc về cách nói của một vùng văn hóa, cho dù họ có thể không hiểu hết nghĩa. Cũng như có những câu của nước ngoài chúng ta cũng chỉ cảm nhận ở mức độ nào đó nội dung chứa đựng trong đó mà không hiểu hết được. Tôi cũng hỏi họ về phần tiếng Anh, họ nói câu đó thì cần thêm số nhiều (S) vào từ SHOULDER vì thông thường người ta nói thế và viết thế. Chỉ khi nói cụ thể tôi gánh trên vai trái hay vai phải mới dùng số ít”.

Văn chương nước nhà từng chứng kiến nhiều “thảm họa dịch thuật” nên không khó để lý giải vì sao chỉ một cụm từ dịch y như “dịch máy” đã gây quan tâm và nhiều tranh cãi. Tuy vậy, phần đông ý kiến của các nhà văn, nhà thơ và các nhà ngôn ngữ đều đồng tình với việc chuyển ngữ “sông núi trên vai” thành “mountains and rivers on the shoulder”.

Tử Hưng

Tin khác

Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

(CLO) Sáng 16/4/2024, tại khuôn viên khu di tích lịch sử - văn hóa đền Thánh Nguyễn, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Viễn tổ chức Lễ dâng hương.

Đời sống văn hóa
Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sáng 16/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Quân đội nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) tổ chức ra mắt bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024); đồng thời, đây cũng là một trong những sự kiện chính nhằm hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Phê duyệt mẫu logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phê duyệt mẫu logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Đời sống văn hóa
Về đất Tổ nghe Xoan làng cổ

Về đất Tổ nghe Xoan làng cổ

(CLO) Trải qua hàng ngàn năm, nghệ thuật hát Xoan (tỉnh Phú Thọ) vẫn trường tồn với thời gian, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Hát Xoan làng cổ trở thành một dấu ấn riêng biệt để du khách thập phương lại có thêm lý do tìm về nơi miền quê đất Tổ.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Gần 1.000 thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn 'đại tiệc ánh sáng' tại Lễ hội Hoa Lư 2024

Ninh Bình: Gần 1.000 thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn "đại tiệc ánh sáng" tại Lễ hội Hoa Lư 2024

(CLO) Màn trình diễn ánh sáng hiện đại (Drone light) với gần 1 nghìn máy bay tự động trong chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2024 tại Ninh Bình hứa hẹn mang đến những cảm xúc lắng đọng và sự mãn nhãn cho người xem.

Đời sống văn hóa