Chuyện của những nhà báo mang quân hàm xanh

Thứ sáu, 03/04/2015 09:52 AM - 0 Trả lời

Chuyện của những nhà báo mang quân hàm xanh




Nhà văn Phạm Thanh Khương


Mỗi chuyến đi là một kỉ niệm


Với Đại tá, nhà văn Phạm Thanh Khương (Phó Tổng biên tập Báo Biên phòng) quãng thời gian hơn 10 năm gắn bó cùng màu xanh áo lính đã cho ông một kho tàng kinh nghiệm cùng nhiều tình cảm quý báu. Nhớ lại lần ông cùng một số nhà báo “chiến sĩ” đi công tác trên đồn Lũng Làn (Mèo Vạc - Hà Giang). Đây là đồn khó khăn và heo hút đến mức chiếc xe của cán bộ biên phòng đi họp bị hỏng để lại cả một tuần sau quay lại vẫn còn nguyên. Bữa ấy đoàn của ông Khương đi mất hơn một ngày từ Mèo Vạc vào đồn, đúng đợt lụt nên cả đoàn phải lội bộ gần 2 tiếng đồng hồ để vào được bản cuối cùng. Đường trơn lép nhép, bên trái là núi lở, bên phải là vực sâu hun hút, đồn phó Lại Thế Khoản vừa dặn dứt lời: “Đường trơn, các anh đi cẩn thận” thì ông Khương đã ngã sõng xoài. Vừa đứng dậy được, thì một tiếng “oạch”, anh Niệm, một nhà báo trong đoàn cũng ngã treo người bên mép vực. Rất nhanh chóng, đầy quyết liệt và kinh nghiệm, anh Khoản nằm bò ra đường, thả dây chiếc máy ảnh Nikon đang cầm trên tay, nhoai người xuống kéo. Lúc anh Niệm lên được cả đoàn khi ấy mới “hoàn hồn”, thở phào nhẹ nhõm. “Chỉ những người lính mới có được một tinh thần như vậy”, ông Khương nói.

Và từ những chuyến đi như thế, những bút ký giàu sức sống như Huyền thoại đảo Trần, Pu – Sâng – Hum, Gieo chữ nơi thượng nguồn sông Mã, Bên dòng Pô Cô, Lấp lánh thềm lục địa, Mường Nhé mùa sương cùng nhiều bài thơ, truyện ngắn khác của Phạm Thanh Khương đã ra đời. Trong mỗi tác phẩm ấy, người ta đã thấy được người cầm bút đã phải đi, phải sống cùng anh em, cùng trải nghiệm những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm của người lính biên phòng.

“Bộ đội làm được, mình cũng làm được”

Thiếu úy Nguyễn Thị Thu Hà sinh năm 1983, về báo Biên phòng công tác trong tổ An ninh Pháp luật sau khi tốt nghiệp Khoa Báo chí (Đại học KHXHNV). Tuy mới hơn 2 năm cầm bút mà Hà đã đi được hầu khắp các vùng biên giới của đất nước. “Chưa khi nào em thấy khó khăn trong quá trình tác nghiệp ở những nơi vùng sâu vùng xa ấy, bộ đội làm được, mình cũng làm được”, Hà tâm sự. Khó có thể hình dung một cô gái chân yếu tay mềm lại sẵn sàng vào những bản sâu xa nhất của các tỉnh miền núi nơi địa hình nguy hiểm với dốc cao, vực sâu, thời tiết khắc nghiệt, lội bộ nửa ngày trời để đến với những chiến sĩ biên phòng và bà con dân tộc. “Người dân tộc gần gũi lắm, người Mông, người Hà Nhì còn hát cho mình nghe những bài hát dân ca của họ”, Hà hào hứng kể.

An ninh biên giới được mến mộ

Người gắn bó lâu năm nhất với báo Biên phòng phải nhắc tới là anh Nguyễn Trọng Phương, Trưởng ban Thư ký tòa soạn. Về báo từ năm 1988, khi mới là chàng lính binh nhất, hồi ấy báo neo người, lại là báo nội bộ nên anh kiêm nhiệm hầu hết các việc. Lúc là phóng viên cùng lãnh đạo Bộ đi công tác, lúc làm họa sĩ trình bày, lúc về ban trị sự, rồi đảm nhiệm việc phát hành…

Anh kể, những năm 1992-1993 báo Biên phòng mới chỉ phát hành 1 số /tuần lại chỉ là tờ nội bộ nên những dịp đặc biệt, Ban Biên tập báo xin phép ra chuyên san. Chuyên san “An ninh biên giới” bao giờ cũng được chú trọng đầu tư kỹ lưỡng, nội dung phong phú tập trung về những vụ án, những câu chuyện cảnh giác nơi vùng cao, biên giới và đã trở thành món ăn tinh thần có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với người dân. Vì vậy, chuyên san bán rất “chạy”, có số lên tới 6 vạn bản.

Lần ấy cũng trong một lần in số chuyên san, chỉ chờ in nốt bìa là xong nên anh tranh thủ chạy ra ngoài ăn cơm. Chưa đầy 15 phút sau, khi còn chưa kịp quay về nhà in, anh đã thấy mấy chú bé bán báo chạy trên đường rao bán chuyên san “An ninh biên giới” vẫn còn thiếu tờ bìa!!!

Hà Anh


Tin khác

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa