Chuyện những người hiện thực hóa ước mơ

Thứ tư, 06/02/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) 4 năm phát sóng, “Điều ước thứ 7” đã trở thành món ăn tinh thần đáng chờ đợi của khán giả, khơi gợi lòng trắc ẩn, tình nhân ái, hướng con người đến những giá trị sống tốt đẹp, những việc làm tử tế.

Sự bền bỉ của 1.500 ngày qua, qua hàng trăm kỳ phát sóng, đã thắp sáng và biến từng ấy ước mơ thành hiện thực cũng là từng ấy câu chuyện làm nghề với không ít buồn vui, nỗ lực của những người làm chương trình "Điều ước thứ 7".

Mỗi số phát sóng là một câu chuyện kể chân thực

Khi đặt bút viết bài này, tôi đã dành nhiều thời gian để xem lại các chương trình của "Điều ước thứ 7". Tôi hiểu vì sao, chương trình lại có được sức sống mãnh liệt đến vậy. Những khoảnh khắc mà chương trình đem đến cho công chúng, khiến cho mỗi người đều cảm thấy được yêu thương, thanh lọc tâm hồn khi hiểu hơn về những số phận bất hạnh ở ngoài đời. Thực tế là có rất nhiều chương trình, nhiều chuyên mục khai thác về các việc tử tế, các số phận cần được giúp đỡ nhưng ở "Điều ước thứ 7" có một sự đặc biệt, khiến công chúng luôn dành một sự trân trọng nhất định đến những người thực hiện.

DUT7-haiduatre
Những hình ảnh đầy xúc động trong chương trình Điều ước thứ 7.

Những hình ảnh đầy xúc động trong chương trình Điều ước thứ 7.

Mỗi số phát sóng là một câu chuyện kể chân thực, dung dị về những số phận, mảnh đời ta có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống. Dù có những cuộc đời chỉ còn như cái chớp mắt nay mai nhưng ở họ vẫn luôn cháy bỏng những ước mơ, vì hoàn cảnh mà chưa thể thành hiện thực. Đó có thể là ước mơ của một tù nhân lĩnh án chung thân vì mắc trọng tội, một cô giáo bị nhiễm HIV, chàng trai sinh ra trong hình hài của một cô gái, một ông bố bán kem dạo để nuôi các con vào đại học, một người mẹ ung thư thà chết chứ không chịu bỏ rơi con mình, gần đây nhất là ước mơ của hai đứa trẻ mà bố mẹ bị chết trong vụ cháy, ước mơ của cậu bé ung thư say mê bóng đá và yêu các cầu thủ U23 Việt Nam...

Nếu như công chúng đã khóc rất nhiều khi xem các chương trình thì với những người thực hiện cũng vậy. BTV, đạo diễn Diệp Chi tâm sự: “Phải thú thực, ở hậu trường của hầu hết các chương trình “Điều ước thứ 7”, những người xúc động và khóc nhiều nhất chính là những BTV của chương trình. Bởi lẽ, chúng tôi là những người đã tìm hiểu nhân vật, tìm hiểu câu chuyện từ những phút đầu tiên. Để nhân vật thổ lộ những điều riêng tư một cách chân thành nhất, chúng tôi đã trở thành người bạn, người con, người cháu của họ và hơn ai hết, chúng tôi là những người mong mỏi được thực hiện điều ước của họ nhất. Sau những cảnh quay, cũng chính chúng tôi là người xử lý hậu kỳ, đem câu chuyện lên màn ảnh nhỏ và kể cho khán giả nên có thể nói, chúng tôi đã có một khoảng thời gian rất dài sống cùng nhân vật cùng những cảm xúc của họ. Những cảm xúc ấy vẫn vẹn nguyên ngay cả khi theo dõi chương trình phát sóng và chúng tôi rất hạnh phúc khi nhận được sự đồng cảm của khán giả sau mỗi câu chuyện”.

Dẫu rằng, đã có những sóng gió, những bài học đắt giá về “kiểm chứng... lòng tốt” cách đây mấy năm nhưng khi quay trở lại với khán giả “Điều ước thứ 7” vẫn vẹn nguyện sự tin yêu như thuở ban đầu. Có lẽ một phần là bởi mục đích của chương trình luôn hướng đến cái tốt, cái thiện trong cuộc sống, thứ nữa là bởi ekip thực hiện chương trình ấy là những người tận tâm với từng thân phận, làm mọi cách có thể để an ủi, sẻ chia với những hoàn cảnh bi đát nhất giữa cuộc sống bộn bề này. Dĩ nhiên đó là nhiệm vụ của nghề nghiệp, nhưng rõ ràng, họ đã làm công việc của mình bằng tất cả trái tim.

Ekip thực hiện chương trình

Ekip thực hiện chương trình "Điều ước thứ 7".

Sứ giả truyền cảm hứng

E-kip thực hiện chương trình không chọn nhân vật mà chọn ước mơ của nhân vật để làm tiêu chí xây dựng chương trình này -  đó chính là điều đặc biệt của “Điều ước thứ 7”. Thế nên chỉ cần ở họ một hạt mầm yêu thương, hướng thiện thì những người làm chương trình đã có lý do để biến những điều ước thành hiện thực, nuôi dưỡng những giá trị tử tế cho mỗi người. Chính họ đã trở thành sứ giả có khả năng truyền cảm hứng, hướng người xem tới những suy nghĩ tích cực, lạc quan thông qua nhân vật của mình. Thế nên, đằng sau nước mắt phải là nụ cười, đằng sau bao vất vả, cực nhọc là ý chí vươn tới tương lai tốt đẹp mà bản thân những người thực hiện đã “nuôi dưỡng” trong suốt hành trình 4 năm qua.

Câu chuyện gần đây nhất mà những người thực hiện chương trình nhắc lại trong nghẹn ngào. Đó là chương trình “Điều ước thứ 7 - Hai đứa trẻ” với câu chuyện đã chạm đến trái tim của biết bao khán giả về tình cảnh đáng thương của 2 anh em Công – Minh khi bố mẹ bị thiệt mạng trong vụ cháy lớn ở Đê La Thành gây xôn xao vào trung tuần tháng 9 vừa qua. Cảm thông sâu sắc trước tình cảnh bi thương của hai đứa trẻ, chương trình “Điều ước thứ 7” đã giúp cậu bé Công thực hiện được ước mong có thể gặp lại em mình khi bố mẹ đã không còn. Đây cũng là lần đầu tiên “Điều ước thứ 7” được thực hiện tại một bối cảnh hết sức đặc biệt - phòng cách ly của Bệnh viện Nhi. 

Một trong những chương trình mà BTV Diệp Chi nhớ mãi chính là chương trình “Điều ước thứ 7 - Bản hòa tấu Cha và Con”. Đó là câu chuyện xúc động về hành trình 15 năm ròng rã chữa bệnh cho con trai của nghệ sĩ Quốc Tuấn. Với nội dung ý nghĩa, chương trình đã lọt top 5 hạng mục Chương trình Văn hóa - Khoa học xã hội - Giáo dục ấn tượng của VTV Awards 2018. Trước đó, chương trình này đã đạt lượng người xem kỷ lục trên Youtube. Đằng sau một chương trình đầy ý nghĩa ấy là rất nhiều câu chuyện được Diệp Chi kể lại trong nước mắt, rất nhiều những buồn vui nghề nghiệp. Diệp Chi bày tỏ: “Anh (Nghệ sỹ Quốc Tuấn – PV)  là người đàn ông tự trọng nhất mình từng biết. Cũng bởi vì sự tự trọng và cả thận trọng đó mà cả nhóm đã phải cân nhắc thậm chí ấm ức với nhau rất nhiều trong quá trình bàn bạc sản xuất chương trình. Làm thế nào để Bôm vui và anh Tuấn không giận. Khi anh nói “hôm nay là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời”... mình thầm mong niềm hạnh phúc đó sẽ còn theo anh và Bôm mãi những ngày sau”.

MC Diệp Chi cùng 2 cha con nghệ sĩ Quốc Tuấn

MC Diệp Chi cùng 2 cha con nghệ sĩ Quốc Tuấn

Mới đây nhất phải kể đến chương trình “Điều ước thứ 7” dành cho bé Tôm (Nguyễn Bá Thiện Vinh) xuất hiện trên khán đài trận chung kết AFF Cup 2018, phát sóng ngày 15/12 vừa qua đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng các khán giả cũng như cầu thủ Quang Hải, Đức Chinh, Tiến Dũng, Văn Hậu... - những người đã góp phần hiện thực hóa ước mơ của cậu bé 4 tuổi mắc bệnh u não có tình yêu mãnh liệt với bóng đá. Để rồi, chính Quang Hải đã phải thốt lên rằng: “Ngay cả khi gặp phải những khó khăn trên sân cỏ thì chúng tôi cũng sẽ nghĩ về Tom để mạnh mẽ, lạc quan và tiến lên phía trước. Tôi sẽ chiến đấu hết mình để cố gắng mang Cup vàng về cho hàng triệu người hâm mộ Việt Nam, cho bé Tom...”. Sức mạnh tinh thần ấy có lẽ đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng, sau 10 năm chờ đợi, đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2018.

Có thể nói rằng, xem “Điều ước thứ 7” để thấy thêm yêu cuộc đời này, thêm chia sẻ với những mất mát, thêm hiểu hơn về những công việc của đồng nghiệp. Và với ý nghĩa của chương trình này, tôi lại nhớ về câu nói của Woodrow Wilson: “Chúng ta trở nên lớn lao bởi những ước mơ. Tất cả các vĩ nhân đều là những người hay mơ mộng. Họ nhìn thấy sự việc trong làn sương mờ của một ngày mùa xuân hoặc trong ánh lửa hồng của một đêm dài mùa đông. Một số người trong chúng ta để những ước mơ tuyệt vời này chết đi, nhưng những người khác lại nuôi dưỡng và bảo vệ chúng; chăm sóc chúng qua những ngày xấu trời cho đến khi chúng mang lại cho họ ánh thái dương và ánh sáng, đó là điều luôn đến với những người hy vọng chân thành rằng những ước mơ của họ sẽ trở thành hiện thực”.

Bảo Minh

Tin khác

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi'

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi"

(CLO) Ngày 19/4, tại Tòa Nhà Trung Tâm Thông Tấn Quốc Gia, Hội Cựu Chiến binh Thông tấn xã Việt Nam cùng Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt truyền thống mang tên “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi”.

Nghề báo
MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo