Có một Bình Nhưỡng Quán ở Hà Nội

Thứ tư, 27/02/2019 20:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nằm trên con phố ẩm thực, Bình Nhưỡng Quán đã tồn tại được 10 năm. Mọi thứ trong quán đều rất mộc mạc thân thiện như chính đất nước của họ.

Khung cảnh bên ngoài Bình Nhưỡng Quán. Ảnh/Phương Thảo

Khung cảnh bên ngoài Bình Nhưỡng Quán. Ảnh/Phương Thảo

Chúng tôi tới Bình Nhưỡng Quán vào dịp cuối tuần, khác với tưởng tượng, Bình Nhưỡng Quán mộc mạc với thiết kế nhà ống 5 tầng. Cái bắt mắt và gây sự chú ý với mọi người là tấm biển hiệu Bình Nhưỡng Quán với 2 loại chữ Triều Tiên và Việt Nam khá lớn, nổi bật nấp sau lùm cây xanh khiến nhiều người khó quan sát. 

Bước vào quán là một không gian khá ấm cúng nhưng đôi phần chật chội. Một người đàn ông đã đứng tuổi bước ra chào và mời chúng tôi vào nhà hàng dùng bữa. Tiến sâu vào quầy lễ tân tôi được người đàn ông giới thiệu đây là nhân viên của nhà hàng sẽ giúp phục vụ. Chúng tôi chọn một bàn gần cửa sổ khá kín đáo để ngồi, điều đặc biệt ở đây các bàn ăn được ngăn bằng những vách cao gần bằng đầu người, vì vậy, khi ngồi ăn, 2 bàn cạnh nhau không thể nhìn thấy nhau. Quán trang trí cũng rất đơn sơ, bàn ghế gỗ, một chiếc tivi LCD cũ phát những tư liệu về đất nước Triều Tiên. Chỉ có một lối cầu thang đi lên trên tầng, được ngăn bằng cửa kính nằm ngay cạnh quầy lễ tân. 

Khung cảnh bên trong nhà hàng. Ảnh/Phương Thảo

Khung cảnh bên trong nhà hàng. Ảnh/Phương Thảo

Cô gái trẻ mang Menu ra tiếp chúng tôi. Biết chúng tôi là thực khách Việt Nam, cô gái dùng tiếng Việt và hướng dẫn các món ăn đặc trưng của nhà hàng. Các món ăn Triều Tiên khá giống đồ ăn Hàn Quốc, rất cay và nhiều kim chi. Ba trong bốn món chúng tôi gọi đều tràn ngập kim chi, cô gái đó chủ động nói sẽ báo bếp phần ăn này của người Việt Nam nên nhà bếp sẽ tự điều chỉnh độ cay cho phù hợp. Tôi hỏi tên cô gái, cô cho biết mình tên tiếng Việt là Hoa Mai, 24 tuổi. Hoa Mai là thực tập sinh và đã sang Việt Nam được 2 năm. Tôi ngỏ ý muốn chụp không gian của quán và  Menu của quán, thì Hoa Mai cho hay “ở đây quy định không được chụp ảnh, xin thông cảm” 

Từ phía trong bước ra, người đàn ông đón chúng tôi từ ngoài cửa ban nãy ra nói: “Xin lỗi các chị, đây là quy định của quán, không được quay phim, chụp ảnh”. Lân la hỏi chuyện mới biết anh tên là Nguyễn Tuấn Trung và là người Việt Nam duy nhất ở quán. Anh đã làm việc tại đây từ 10 năm trước khi quán mới bắt đầu khai trương. Ở nhà hàng có 14 nhân viên, đều là người Triều Tiên, đa phần trong độ tuổi từ 24, 25 tuổi và là những sinh viên thực tập của Đại học Du lịch Bình Nhưỡng. Trước khi sang, các cô gái ấy chưa biết tiếng Việt. Thế nhưng, hằng ngày họ đều tự mày mò, tự học, tự trao đổi với nhau để có thể giao tiếp tốt với người Việt Nam như chúng tôi. Trung bình 1 người họ sang và làm việc ở đây từ 3 đến 4 năm.

7h30 mỗi tối, tại đây có một chương trình văn nghệ để phục vụ các thực khách. Ảnh/Phương Thảo

7h30 mỗi tối, tại đây có một chương trình văn nghệ để phục vụ các thực khách. Ảnh/Phương Thảo

Mỗi tối từ 7h30, tại đây có một chương trình văn nghệ để phục vụ các thực khách, ca sĩ, diễn viên không ở đâu xa mà đều là nhân viên nhà hàng. Từ phục vụ bàn, đến giờ biểu diễn họ nhanh chóng thay Hanbok, cột tóc cao, vào vị trí trên sân khấu, người cầm mic, người chơi đàn organ, người chơi guitar và trống truyền thống jang-gu. Nhìn phong cách biểu diễn, người ta liên tưởng đến sân khấu ca nhạc ở những năm thập niên 80, 90.

Anh Nguyễn Tuấn Trung chia sẻ thêm, nhà hàng Bình Nhưỡng Quán ở phố Nguyễn Thị Định – Hà Nội là nhà hàng Triều Tiên duy nhất trực thuộc Đại sứ quán Triều Tiên quản lý. Đã có rất nhiều báo đài vào nhà hàng chụp và ghi hình nhưng đều bị từ chối vì đó là quy định của đất nước họ. Nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, nhà hàng cũng mong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Triều Tiên ngày càng tốt đẹp và chế độ mở cửa hơn nữa để Bình Nhưỡng Quán có thể mở rộng và phát triển ở Việt Nam.

Tồn tại ở Việt Nam đã 10 năm, thực khách của Bình Nhưỡng Quán đa phần là khách Hàn Quốc nhưng bên cạnh đó thực khách Việt Nam biết tới nhà hàng ngày một nhiều thêm. Họ đến để thưởng thức những món ăn có vị cay nồng, thưởng thức những bản nhạc ca ngợi lãnh tụ Triều Tiên, hay những bài hát tiếng Việt nhưng được hát bởi các cô gái Triều Tiên với giọng lơ lớ để dần cảm nhận cái sự thân thiện, mộc mạc của đất nước bạn.

Phương Thảo

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa