Có nên đặc xá những người được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù?

Thứ hai, 11/06/2018 20:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) sáng nay, đa số đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết và phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của dự án Luật Đặc xá (sửa đổi).

Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận cũng có ý kiến các vị đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh của dự án luật này cho phép đặc xá đối với cả những người bị kết án nhưng được hưởng chính sách hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, nhưng cũng có ý kiến đề nghị cần nghiên cứu mở rộng phạm vi đối với cả đại xá.

Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Mai Bộ tại phiên thảo luận sáng 11/6.

Góp ý về khái niệm "đặc xá" và "đối tượng của đặc xá", đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) nêu ý kiến, tại khoản 1 Điều 3 của dự thảo luật quy định "đặc xá" là sự khoan hồng đặc biệt của nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.

Tuy nhiên, đối tượng đặc xá được quy định tại Điều 10 của dự thảo luật thì chỉ bao gồm người bị kết án phạt tù, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù. Cho nên dẫn tới một câu chuyện là không bình đẳng về chính sách vì chỉ mới nói đến người đang chấp hành hình phạt tù, nhưng còn đối tượng được tạm hoãn, tạm đình chỉ và người được hưởng án treo “thì câu chuyện về chính sách ở đây là thiết kế trong luật chưa ổn”.

“Tôi nghĩ rằng đây là chính sách thì cần phải cân bằng chính sách của các đối tượng được thụ hưởng”, đại biểu Nguyễn Mai Bộ nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Mai Bộ cũng có ý kiến về khoản 1 Điều 11 các trường hợp không được đặc xá có quy định: Phần bản án hoặc quyết định của tòa án đối với người đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự.

“Ở đây so với luật hiện hành có thêm cụm từ "theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự". Chúng tôi thấy việc bổ sung mấy chữ này là bất cập”.

Lý giải cho nhận định này, đại biểu Nguyễn Mai Bộ cho rằng, theo quy định tại Điều 371 của Bộ luật Tố tụng hình sự về căn cứ kháng nghị Giám đốc thẩm, có 3 căn cứ: kết luận trong bản án, quyết định của tòa án không phù hợp với những tính chất khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn tới sai lầm trong giải quyết vụ án; sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật hình sự.

“Như vậy, kể cả căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm cũng như là quyền của Hội đồng giám đốc thẩm không có chữ nào theo hướng "tăng nặng trách nhiệm hình sự". Ở đây chỉ là văn nói của giới luật hình sự, giới tư pháp chứ không phải là ngôn ngữ pháp lý”, ông Nguyễn Mai Bộ phân tích.

Do đó, đại biểu đề nghị bỏ cụm từ "theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự" quy định tại khoản 1 Điều 11 của dự thảo luật.

Tranh luận với đại biểu Mai Bộ về các trường hợp không được đề nghị đặc xá, đại biểu Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam) cho rằng, trong Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định cho những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có thẩm quyền kháng nghị theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc kháng nghị theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm khi quyết định sẽ chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị của những người có thẩm quyền.

“Như vậy, các quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi chấp nhận kháng nghị theo hướng tăng nặng có nghĩa đã chấp nhận tình huống có tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tăng nặng được hiểu một là tăng về hình phạt, hai là sửa tội danh nhẹ thành tội danh nặng và ba là có thể thêm một tội danh khác đối với bị án đó”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, nếu trong trường hợp mà Chủ tịch nước đặc xá, sau đó lại bị Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm chấp nhận kháng nghị về một tội danh nặng hơn hoặc thêm một tội danh khác thì sẽ xảy ra tình huống pháp lý không mang lại ý nghĩa chính trị, cũng như ý nghĩa xã hội của quyết định đặc xá.

Minh họa cho phát biểu của mình, đại biểu nêu ví dụ: Một người phạm tội cố ý gây thương tích được Chủ tịch nước đưa vào diện đặc xá, nếu giả sử đang có quyết định kháng nghị quyết định giám đốc thẩm sửa thành tội giết người, trong trường hợp này Chủ tịch nước quyết định đặc xá nhưng ngay sau đó hội đồng thẩm phán TAND tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án TAND tối cao chuyển tội danh cố ý gây thương tích thành tội giết người thì trong trường hợp này sau khi đã được đặc xá thì lại trở lại điều tra truy tố xét xử về tội giết người thì về mặt xã hội thì không phù hợp.

Theo đại biểu Nguyễn Quang Dũng, quy định trong dự thảo luật mang hướng phòng ngừa như vậy là phù hợp.

“Do đó 2 khoản này quy định như vậy mang tính phòng ngừa và tương tự nhau thì chúng tôi thấy quy định của dự thảo là phù hợp”, đại biểu Dũng chốt lại.

Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên thảo luận.
  

Đại biểu Nguyễn Hòa Bình (Quảng Ngãi) cho rằng, trong thời gian vừa qua chúng ta hơi quá lạm dụng việc đặc xá. Trong 10 năm có 7 đợt đặc xá, tổng số đặc xá 85.000 người, như vậy một đợt hơn 10.000 người. Theo đại biểu, điều này tạo ra một sự mâu thuẫn là khi Hội đồng xét xử tăng lên 6 tháng, 1 năm thì phải họp cân nhắc, thậm chí chịu áp lực rất lớn từ xã hội, nhưng khi đặc xá thì đặc xá với số lượng rất lớn và rất nhiều năm.

Đại biểu Nguyễn Hòa Bình cho rằng, điều kiện của tha tù trước thời hạn và điều kiện của đặc xá phải khác nhau, chẳng hạn thẩm quyền đặc xá là của Chủ tịch nước và tha tù trước thời hạn là của Chánh án các cấp.

“Hai chế định này thể hiện nhân đạo của nhà nước, nhưng khác nhau. Khác cơ bản là tha thù trước thời hạn, nếu trong thời hạn được tha tù, ví dụ anh bị án là 10 năm, đã chấp hành 5 năm, đến năm thứ 5 là được tha tù trước thời hạn, như vậy còn 5 năm. Trong thời hạn chấp hành ở ngoài nhà tù, có vi phạm thì lại quay lại nhà tù để chấp hành phần còn lại của bản án. Đặc xá là tha luôn, không phải quay lại”, đại biểu nói.

Đại biểu Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, thời điểm đặc xá phải đúng những sự kiện đặc biệt quan trọng, nhiều năm mới làm một lần, nếu làm mỗi năm một lần sẽ trùng với tha tù trước thời hạn.

Thế Vũ

Tin khác

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

(CLO) Qua bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam chọn ra 86 người tại 12 cơ quan, đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập.

Tin tức
Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

(CLO) Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp; đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp.

Tin tức
Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 19/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức
Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Tin tức