‘Có tình trạng luật chưa đưa vào cuộc sống đã gặp vướng mắc…’

Thứ tư, 30/05/2018 18:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng xin lùi, rút, bổ sung dự án vào Chương trình vẫn còn diễn ra thường xuyên; hồ sơ đề nghị xây dựng một số dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ hoặc gửi đến cơ quan thẩm tra rất muộn.

Sáng nay (30/5), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng xin lùi, rút, bổ sung dự án vào Chương trình vẫn còn diễn ra thường xuyên; hồ sơ đề nghị xây dựng một số dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ hoặc gửi đến cơ quan thẩm tra rất muộn.

Báo Công luận
 Đại biểu Ngọ Duy Hiểu phát biểu

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng, chất lượng một số dự án luật vẫn chưa đáp ứng sự mong đợi của nhân dân, doanh nghiệp và yêu cầu phát triển trong điều kiện mới.

“Nhiều dự án luật còn xa cuộc sống, có những dự án mới đưa ra dự thảo ban đầu đã nhận được sự phản đối rất gay gắt của nhân dân, có người nói rằng ‘pháp luật trên trời, cuộc đời dưới đất’. Có quy định chưa đưa vào cuộc sống đã gặp vướng mắc, có những quy định đi vào cuộc sống lại cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội”, đại biểu nói.

Đề xuất giải pháp để giải quyết tình trạng trên, đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho rằng, cần xác định trách nhiệm, chế tài của người tham mưu, ban hành chính sách pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, xác đinh trách nhiệm từ ai, cơ quan nào thì hầu hết chưa làm được.

“Trong khi ở khâu thực hiện chúng ta làm khá tốt, nếu một người thực hiện quy định của pháp luật có hành vi làm trái, gây thiệt hại thì có thể người đó phải đi tù. Nhưng ở việc tham mưu ban hành chính sách, pháp luật mà không đáp ứng yêu cầu, thậm chí cản trở sự phát triển, mặc dù đây là những vấn đề không đo đếm được, nhưng không có chế tài là không công bằng”.

Đại biểu Nguyễn Phước Lộc (TP. HCM) nêu thực tế về tình trạng “nay xin rút, mai xin lùi” của một số dự án luật và cho biết tại kỳ họp thứ 4, đại biểu đã chất vấn 17 Bộ trưởng và trưởng ngành với cùng một nội dung về công tác xây dựng pháp luật và công tác pháp chế của các bộ, ngành. Tuy nhiên chỉ được 13 bộ trưởng trả lời.

Đại biểu Nguyễn Phước Lộc cho biết đã tự tìm hiểu phân công của các bộ ngành về công tác pháp chế thì thấy có 12 người đứng đầu không trực tiếp phụ trách pháp chế mà ủy quyền cho cấp phó. Trong khi, đây là lĩnh vực hết sức quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ hoạt động của bộ, ngành…

Vì vậy, đại biểu đề nghị bộ phận pháp chế của các bộ, ngành phải quan tâm công tác xây dựng pháp luật, chú ý lắng nghe ý kiến của nhân dân và nghiên cứu tính khả thi trong xây dựng pháp luật và “không để luật sau ra đời phủ nhận luật trước”, đại biểu nhấn mạnh.

Cũng cho rằng chất lượng các đạo luật chưa đạt yêu cầu, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nêu rõ, quy trình xây dựng luật còn nhiều vấn đề mà nguyên nhân căn cốt nhất là thiếu tầm nhìn lập pháp, chưa có chiến lược dài hạn. Phần lớn các đạo luật được khởi xướng từ phía Chính phủ, trong khi Quốc hội là cơ quan ban hành luật, giám sát thực hiện luật còn thiếu chặt chẽ, sáng kiến lập pháp chưa có.

“Nhiều đạo luật như Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân là vấn đề bức xúc đặt ra từ lâu nhưng chưa xây dựng, chưa có lộ trình giải quyết theo trật tự ưu tiên nên vấn đề căn cơ lâu dài chưa giải quyết, cứ vấn đề bức xúc thì giải quyết trước”- đại biểu Vân nói.

Cho rằng đã đến lúc Quốc hội phải có kỳ họp chuyên đề bàn nghiêm túc về kỷ luật lập pháp, có lộ trình giải quyết, dự báo quan hệ xã hội, xác định thứ tự ưu tiên ban hành luật chứ không chạy theo đề xuất của Chính phủ, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị Quốc hội phải khẩn trương chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm để chuẩn bị trình Quốc hội Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân.

T.Toàn

Tin khác

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức
Công an TP Hà Nội vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi chết khô bất thường

Công an TP Hà Nội vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi chết khô bất thường

(CLO) Ngày 28/3, tại họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội của UBND TP Hà Nội, Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng đã thông tin vụ 3 cây sao đen hàng trăm tuổi chết khô trên phố Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng. 

Tin tức
TP HCM lập đề án để phát triển công viên và cây xanh công cộng

TP HCM lập đề án để phát triển công viên và cây xanh công cộng

(CLO) Mới đây, lãnh đạo UBND TP HCM đã có chỉ đạo về một số nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công viên, cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố.

Tin tức
Đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

Đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

(CLO) Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết đã đề xuất, báo cáo lên Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Tin tức