Cuộc Cách mạng mới trong nông nghiệp tại Đồng Tháp

Thứ năm, 18/07/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Tại kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Đồng Tháp khoá IX vừa khai mạc ngày 15/7, ông Lê Minh Hoan – Bí thư Tỉnh ủy đã nói nhiều về một cuộc Cách mạng mới trong nông nghiệp. Nhà báo & Công luận xin trích đăng chia sẻ của ông, phần nào lý giải cho những bước tiến nhanh, mạnh và bền vững của tỉnh nhà.

Trước kỳ họp này, tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con, vui cũng có mà nặng lòng cũng có, nhất là trong bối cảnh giá lúa, cá tra rớt mạnh, và hiện nay là dịch tả heo châu Phi đang trở thành gánh nặng cho nhiều bà con chăn nuôi. Tôi thấu cảm tất cả điều đó và đây là lúc chúng ta phải cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức.

Đồng Tháp đã triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp” được gần một nhiệm kỳ phát triển kinh tế - xã hội, đã dần lan tỏa rộng khắp đến người nông dân, doanh nghiệp… Kết quả bước đầu mang lại được đánh giá cao từ các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, các phương tiện truyền thông.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan. Ảnh: Quang Định

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan. Ảnh: Quang Định

Tuy nhiên, đi sâu vào tái cơ cấu, với những bất ổn về thị trường, sức ì quán tính từ tư duy của một nền nông nghiệp truyền thống “lấy sản xuất làm mục tiêu” đã bộc lộ nhiều hạn chế, xuất hiện nhiều nút thắt, điểm nghẽn. Đây đó còn nhầm lẫn giữa “phương tiện” và “mục tiêu”, giữa “ngắn hạn” và “dài hạn”, giữa “kinh tế thị trường” và “kinh tế kế hoạch hóa”. Đã đến lúc cần cùng nhìn lại, đánh giá lại, định vị lại xem chúng ta “đang ở đâu” và sẽ “đi về đâu”?

Tóm lại, cần tư duy rằng tái cơ cấu nông nghiệp “không phải là một phong trào ngắn hạn, một đợt ra quân”, mà phải được xem là một “cuộc Cách mạng mới”.

“Cách mạng là xoá bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là sự thay đổi sâu sắc, toàn diện”. Nền nông nghiệp truyền thống bao đời nay là hướng đến mục tiêu tăng sản lượng, đồng nhất giữa sản lượng với lợi nhuận. Nền nông nghiệp mà Đề án tái cơ cấu hướng đến là một nền nông nghiệp lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu. Vì vậy, Nghị quyết 120/2017/NQ-CP của Chính phủ đã ghi rõ: Chuyển từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”.

Vì lấy mục tiêu là sản lượng nên hệ quả là sản phẩm nông nghiệp “chi phí sản xuất cao mà chất lượng thì kém”. Đây là nhược điểm lớn nhất, chi phối nhất, được ví như “lời nguyền” khó vượt qua. Hệ quả là trong báo cáo của mọi ngành, mọi cấp đều nhận định rằng, nông sản chúng ta sức cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ bấp bênh... Vậy, cuộc Cách mạng mới này là thay thế “chi phí cao” bằng “chi phí thấp”, thay thế “chất lượng kém” bằng “chất lượng cao”. Cuộc Cách mạng mới trong nông nghiệp không phải là làm ra sản lượng nhiều hơn mà là làm sao lợi nhuận nhiều hơn.

Một nền nông nghiệp bền vững bắt đầu từ đó, nâng cao thu nhập cho người sản xuất cũng bắt đầu từ đó, nông thôn trù phú hơn cũng bắt đầu từ đó.

Bí thư Lê Minh Hoan phát biểu trong một chương trình ra mắt

Bí thư Lê Minh Hoan phát biểu trong một chương trình ra mắt "Hội quán nông dân".

Để giải “lời nguyền” đó, Đồng Tháp đã chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng kinh tế tập thể, nhất là hợp tác xã nông nghiệp. Muốn có hợp tác xã mạnh thì tinh thần hợp tác trong nông dân là điều then chốt. Mà muốn bà con hợp tác với nhau trong làm ăn thì phải khơi gợi tinh thần hợp tác trong cuộc sống hàng ngày. Đó là lý do ra đời các “Hội quán nông dân” - một không gian cộng đồng linh hoạt để hướng người dân thể hiện vai trò là chủ thể trong tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Đó không chỉ là nơi chỉ chia sẻ kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, mà còn là nơi kết nối tri thức, thông tin... giữa các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp với bà con nông dân.

Như vậy, “Hội quán nông dân”, “hợp tác xã” được thành lập để thay đổi cách sản xuất nhỏ, manh mún, tự phát thành cách sản xuất dựa trên quy mô lớn. Sản xuất quy mô nhỏ thì “chi phí cao” và “chất lượng kém”, sản xuất quy mô lớn là điều kiện để “giảm chi phí” và “nâng cao chất lượng”. Kinh tế hợp tác là tiền đề để người nông dân tham gia vào chuỗi ngành hàng với sự dẫn dắt của doanh nghiệp, tạo ra giá trị và thu nhập cao hơn từ các hoạt động bảo quản, chế biến, thương mại dịch vụ... Vậy, sự thay đổi đó là một “Cuộc Cách mạng” cần được nhận thức đầy đủ từ trong cấp uỷ, chính quyền và cả xã hội.

Những năm 50 của thế kỷ trước, thế giới chứng kiến sự ra đời của cuộc “Cách mạng Xanh” trong nông nghiệp. Qua thời gian, nhiều quốc gia tham gia vào dòng chảy của cuộc cách mạng đã đem lại ấm no cho người nông dân. Không những vậy, cùng với những thành tựu về khoa học công nghệ, trong nông nghiệp nhiều cuộc cách mạng tiếp tục được triển khai: cách mạng trắng, cách mạng tri thức, cách mạng giá trị...

Ngày nay, song hành với “Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”, người ta nói đến “Nền Nông nghiệp 4.0” mà Đồng Tháp hiện đang có những mô hình đầu tiên được triển khai. Nhưng dù là cuộc cách mạng gì đi nữa cũng đều nhằm hướng đến nâng cao giá trị cho nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sản. Nghĩa là, người ta không còn chạy theo tăng trưởng dựa trên sản lượng dựa trên chiều rộng, điều mà chúng ta còn vương vấn.

Tiếp xúc với nhiều nông dân, thấy vui vì một bộ phận bà con đã dần nhận biết được đâu là nhược điểm của cách nghĩ cũ, cách làm cũ, nhiều bà con đã tự thấy rằng mình phải thay đổi…

Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự thay đổi nhanh chóng đã trở thành thuộc tính. Cái mới ra đời chưa kịp định hình thì có thể đã có cái mới hơn xuất hiện rồi. Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng đó, mọi người chúng ta có 3 sự lựa chọn: hoặc chủ động chấp nhận, hoặc từ chối đứng ngoài cuộc phê phán, hoặc chần chừ chờ đợi. Và như bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng có người có lúc dao động rời xa mục tiêu, có người kiên định với con đường đã chọn và quyết tâm đi đến cuối cùng dù có những khó khăn thậm chí là thất bại ở một thời điểm nào đó. Chúng ta thì sao?

Cuộc cách mạng nào cũng cần nhiều đội quân cùng tham gia một cách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, tất cả hướng tới một mục tiêu duy nhất. Cuộc cách mạng mới trong nông nghiệp cũng vậy.

Để giải lời nguyền “chi phí cao, chất lượng kém”, phải cần đến lĩnh vực KHCN. Để có thị trường ổn định phải cần đến ngành công thương. Nhưng trước hết, hệ thống ngành nông nghiệp phải thoát ra khỏi cách vận hành theo tư duy sản xuất để hướng tới tư duy kinh tế. Mọi kế hoạch của ngành đều phải hướng tới mục tiêu “giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng sản phẩm chế biến”. Mọi báo cáo của ngành phải lượng hóa được kết quả thực hiện  hai mục tiêu đó.

Dẫu biết rằng, ngành nông nghiệp còn nhiều nhiệm vụ quan trọng như: xây dựng Nông thôn mới, phòng chống thiên tai, dịch bệnh,… Nhưng tái cơ cấu với cách nhìn như một cuộc cách mạng phải được xem như một mệnh lệnh.

Chúng ta có chấp nhận làm cuộc cách mạng mới trong mỗi người không? Và, nếu chấp nhận thì bắt đầu “buông bỏ” dần cái cũ không còn phù hợp để hướng đến cái mới tốt đẹp hơn. Tinh thần Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được thực hiện xuyên suốt trong cuộc sống chứ không chỉ dừng lại ở công tác quán triệt, sơ kết, tổng kết, không được hô hào khẩu hiệu suông!

Lê Minh Hoan - Bí Thư Tỉnh ủy Đồng Tháp

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 26/4/2024, Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Đời sống
Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

(CLO) Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".

Đời sống
Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai kế hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống