Cuộc “cách mạng tiền lương” sẽ đem lại điều gì?

Thứ hai, 07/05/2018 08:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nội dung cải cách của đề án lần này ban hành hệ thống thang bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo là đúng và phù hợp. Tiền lương sẽ là thu nhập chính, phản ánh đầy đủ thu nhập của người lao động và bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình.

Từ tháng 1/2017, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng BCĐ để thực hiện xây dựng các đề án quan trọng trên, phục vụ chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

Theo ghi nhận ý kiến của các bộ, ngành, địa phương tại các cuộc họp của BCĐ, chính sách tiền lương của Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập. 

Đó là tiền lương nhìn chung còn thấp, vẫn còn bình quân, chưa linh hoạt, chưa gắn với nhiệm vụ cụ thể, vị trí việc làm, hiệu quả công việc, chưa tạo động lực đủ mạnh khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy tài năng, cống hiến, tận tâm, tận lực với công việc.

 Chênh lệch thu nhập giữa những người làm công, ăn lương còn khá cao; còn nhiều khoản thu nhập ngoài lương, phụ thuộc vào vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực quản lý, vùng miền. Việc quản lý tiền lương, thu nhập còn chưa thực sự công khai, minh bạch; cơ chế kiểm soát thu nhập còn kém hiệu quả. 

Đợt cải cách tiền lương lần này là khắc phục những hạn chế nói trên để chính sách tiền lương thực sự trở thành động lực cho lao động, sản xuất, góp phần vào công tác xây dựng cán bộ, bộ máy hành chính trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững. 

Theo đó, Đề án xác định tiền lương là thu nhập chính, bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình; đặt ra mục tiêu thực hiện chế độ tiền lương mới ở khu vực công từ năm 2021, xác định mức tiền lương thấp nhất của khu vực công bảo đảm không thấp hơn mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp. 

Báo Công luận
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng lâu nay tiền lương gần như cào bằng, dẫn đến nhiều cái bất hợp lý. ( Ảnh: Đơn Dương) 

Đối với khu vực doanh nghiệp: Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020 đảm bảo mức sống tối thiểu. Giảm dần và tiến tới bãi bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. 

\Đi vào những nội dung cải cách cụ thể của khu vực công, Đề án xác định với những công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ dưới trung cấp) thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức.

 Nhà nước thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới gồm: Mức lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương, các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương thay vì như hiện nay tại một số cơ quan, tổ chức các khoản phụ cấp gần ngang bằng, thậm chí còn cao hơn cả tiền lương, làm sai lệch bản chất của tiền lương. 

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng lâu nay tiền lương gần như cào bằng, dẫn đến nhiều cái bất hợp lý, làm giảm động lực cống hiến của người lap động (NLĐ). Với những điểm mới trong đề án Cải cách chính sách tiền lương, nhiều chuyên gia kỳ vọng đây sẽ là một cuộc cách mạng tạo động lực để NLĐ cống hiến và xóa bỏ cơ chế trả lương bình quân, cào bằng. 

Hiện nay, khu vực DN về cơ bản đang đi theo hướng tiếp cận nền kinh tế thị trường, trả lương theo năng lực, hạn chế trả lương theo thâm niên để đảm bảo nguyên tắc làm việc như nhau, lương như nhau. Đối với khu vực công, tôi kỳ vọng đề án mới sẽ khắc phục được những tồn tại, thực hiện phân phối lại công bằng, người nào làm tốt, làm nhiều có hiệu quả lương sẽ cao hơn. 

Người nào làm không tốt, lâu năm nhưng làm việc giản đơn thì phải hưởng lương thấp hơn. Đề án cho phép người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt. Mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng đối với một số tỉnh, thành phố ở vùng động lực được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần.

 Các bộ, ngành, địa phương thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị. Bãi bỏ hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính đặc thù khi thực hiện bảng lương mới.

 Đối với cải cách lương trong khối doanh nghiệp, Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương quốc gia. 

Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) được tự chủ quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp. 

Tách bạch tiền lương của người đại diện vốn Nhà nước với tiền lương của ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương. Từng bước tiến tới thuê hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đánh giá cao việc thiết kế lại cơ cấu tiền lương gồm phần cứng chiếm ít nhất 70% mức thu nhập của NLĐ còn các loại phụ cấp (như tiền phụ cấp thu hút, thâm niên, ngành nghề… trước đây phân ra thành 20 loại, nay nhóm lại còn 3 nhóm) chỉ chiếm 30%, để NLĐ thấy rằng tiền lương đích thực là tiền lương. 

Và tiền lương này được trả theo số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, việc xóa bỏ cách tính lương theo hệ số, thay vào đó là quy định mức lương bằng số tiền tuyệt đối NLĐ dễ hiểu hơn, lương bao nhiêu là biết bấy nhiêu, không phải lấy lương cơ sở nhân với hệ số, nhân với phụ cấp nữa. 

Để thực hiện các đổi mới trên, Đề án đặt ra nhiệm vụ của các cấp, ngành mà trực tiếp là hoàn thiện xây dựng hệ thống vị trí việc làm để làm cơ sở trả lương theo chức vụ, chức danh và vị trí việc làm. 

Đặc biệt, Đề án nêu ra các giải pháp tài chính, ngân sách đột phá để thực hiện thành công là từ năm 2018, hằng năm, ưu tiên dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách tiền lương. Khuyến khích các địa phương tăng thu ngân sách để có nguồn chi trả lương thu hút nhân tài, động viên người lao động giỏi. 

Nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách tiền lương sau năm 2020. Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. 

Cải cách chính sách tiền lương phải gắn chặt với việc triển khai có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh giản biên chế, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 

Chính phủ sẽ sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính sách tiền lương; đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hoàn thiện cơ chế thỏa thuận về tiền lương trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động./.

Huyền Thu

Tin khác

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

(CLO) Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, trận mưa đá bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý kéo dài khoảng 5 phút, đường kính trung bình từ 1- 2cm đã gây nhiều thiệt hại cho cây ăn quả đặc sản ôn đới ở đây.

Đời sống
Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà 'bất ngờ' bị đá rơi vào

Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà "bất ngờ" bị đá rơi vào

(CLO) Hàng chục ngôi nhà ở khu vực mỏ đá núi Bền, thôn 9, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa bị đá văng vào gây thiệt hại nhiều vật dụng, cây cối, mái ngói,...

Đời sống
TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

(CLO) Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 nhằm mục tiêu kích cầu du lịch nội địa, đa dạng hóa sản phẩm du lịch TP HCM và phát huy văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Đời sống
Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 29/3/2024, Bắc Bộ mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng.

Đời sống
Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống