Đã từng có lệnh khởi tố, bắt giam Phạm Công Trung

Chủ nhật, 14/01/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 30/3/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có lệnh khởi tố và bắt giam với Phạm Công Trung, em trai Phạm Công Danh.Ngày 12/11/2015, Viện kiểm sát chính thức có quyết định không phê chuẩn việc khởi tố với Phạm Công Trung. Vậy Phạm Công Trung có vai trò gì trong vụ án này.

Giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh

Theo Cơ quan điều tra, để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Xây Dựng từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng, do không thể rút tiền trực tiếp từ Ngân hàng Xây Dựng, do Ngân hàng Xây Dựng đang bị Ngân hàng Nhà nước giám sát, Phạm Công Danh chủ trương dùng tiền của Ngân hàng Xây Dựng gửi sang BIDV, dùng số tiền này làm tài sản đảm bảo để BIDV cho các công ty của Danh vay. Do BIDV không thể cho vay tiền với mục đích góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Xây Dựng, Phạm Công Danh chỉ đạo Phạm Công Trung cùng các cá nhân khác lập hồ sơ khống là kinh doanh vật liệu xây dựng để làm mục đích vay tiền BIDV. Tất cả 12 công ty được chọn để vay tiền BIDV đều không hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng. Giám đốc các công ty đều là nhân viên bảo vệ, rửa xe … của Phạm Công Danh, Phạm Công Trung. Các giám đốc “hờ” này không được quản lý, quyết định, không biết gì về hoạt động của công ty. Không chỉ đứng tên vay tiền tại BIDV, các công ty này còn được Phạm Công Danh sử dụng để vay tiền tại Sacombank, TPBank, Ngân hàng Xây Dựng, là công cụ chủ yếu để Phạm Công Danh rút ra 18.000 tỷ đồng trong vụ án.

Cơ quan điều tra xác định Phạm Công Trung giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh trong việc lập hồ sơ vay của 12 công ty tại 4 chi nhánh của BIDV với số tiền 4.700 tỷ đồng. Để làm phương án kinh doanh trong hồ sơ vay vốn BIDV, Phạm Công Trung lấy số liệu của 30 dự án xây dựng, đem về cho Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Lưu Trung Kiên, Phan Minh Tùng lập hợp đồng mua bán khống giữa 12 công tyđứng tên vay vốn và 29 công ty bên ngoài. Phạm Công Danh, Phạm Công Trung cùng các cá nhân khác lập 67 Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng khống ký giữa 12 công ty với các đối tác khác. Trong 67 Hợp đồng này, có 4 Hợp đồng của Công ty Việt Trung (do chính Phạm Công Trung làm giám đốc), có một hợp đồng do Nguyễn Minh Tuấn (cháu Phạm Công Trung) ký, Tuấn khai ký hợp đồng theo yêu cầu của Trung, chính Phạm Công Trung thừa nhận việc này.

Báo Công luận
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh luôn được dư luận quan tâm đặc biệt 

Nhiều giám đốc các công ty ký các hợp đồng khống khai việc ký hợp đồng khống là do Phạm Công Trung liên hệ, thỏa thuận với họ. Giám đốc các công ty đầu vào như Nguyễn Quốc Thịnh (giám đốc Công ty Thịnh Quốc), Nguyễn Ngọc Thái (giám đốc Công ty Quốc Thắng), Lê Văn Tuấn (giám đốc Công ty Thiên Trang Phạm) … khai họ đứng tên làm giám đốc công ty giúp Tập đoàn Thiên Thanh theo đề nghị của Phạm Công Trung. Họ không điều hành công ty, không thấy công ty hoạt động gì ngoài việc ký các hồ sơ liên quan đến việc vay tiền, chuyển tiền, hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty để phục vụ cho Tập đoàn Thiên Thanh. Giám đốc các công ty đầu ra khai: 12 công ty (đứng tên vay vốn BIDV) ký hợp đồng bán cho 26 công ty trên nhiều địa phương; các doanh nghiệp này được Phạm Công Trung giới thiệu sẽ bán vật liệu với giá rẻ, cho trả chậm hoặc thu xếp nguồn vốn nên đã ký hợp đồng mua bán với các công ty của Tập đoàn Thiên Thanh. Hàng chục cá nhân tham gia chuyển tiền trong vụ việc đều là nhân viên của Phạm Công Danh, Phạm Công Trung. Các cá nhân này đứng tên mở tài khoản, ký chứng từ rút tiền, chuyển tiền nhưng không nhìn thấy tiền, không được sử dụng tiền, không biết tiền đi đâu. Giám đốc nhiều công ty liên quan đến việc lập hồ sơ khống để vay tiền tại Ngân hàng Xây Dựng, Sacombank, Tienphongbank và rút tiền từ Ngân hàng Xây Dựng cũng khai Phạm Công Trung là người trực tiếp nhờ họ đứng tên làm giám đốc và lấy thông tin của họ, đưa họ đi ký thủ tục để thành lập doanh nghiệp.

Không chỉ gúp sức tích cực cho Phạm Công Danh, Phạm Công Trung và gia đình còn trực tiếp hưởng lợi tiền rút ra từ BIDV. Phạm Công Danh, Phạm Công Trung và gia đình (Phạm Tòa, bố đẻ; Quách Kim Chi, vợ Danh; Phạm Thị Hồng Hoa, Phạm Thị Kim Loan, Phạm Thị Hồng Liên – chị em ruột) đều đứng tên, sở hữu cổ phần Ngân hàng Xây Dựng. Nguồn tiền mua cổ phần này là từ 4.700 tỷ đồng vay BIDV. Phạm Công Trung buộc phải biết chính mình đã dùng tiền rút từ BIDV để mua cổ phần Ngân hàng Xây Dựng.

Người không hưởng lợi thì bị tội

Những người lao động ký mà không biết gì, không hưởng lợi, chỉ vì tin tưởng anh em Phạm Công Trung, Phạm Công Danh đã bị truy tố, xử phạt trong vụ án như Nguyễn Tấn Thành (bảo vệ Tập Đoàn Thiên Thanh, đứng tên giám đốc Công ty Thành Trí), Trần Thanh Tùng (bảo vệ Tập Đoàn Thiên Thanh, đứng tên giám đốc Công ty Thanh Quang), Nguyễn Hữu Duyên(nhân viên rửa xe Tập đoàn Thiên Thanh, đứng tên giám đốc Công ty Quang Đại), Nguyễn Quốc Thịnh (bảo vệ Tập Đoàn Thiên Thanh, đứng tên giám đốc Công ty Thịnh Quốc)...

Không chỉ có ảnh hưởng quan trọng tại Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Trung còn giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây Dựng. Theo Cơ quan điều tra, các cá nhân liên quan đã tham gia họp và được Phạm Công Danh chỉ đạo gồm: Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Lưu Trung Kiên … đều khẳng định Phạm Công Trung có tham gia họp bàn và được Danh giao thu thập thông tin dự án để lập hồ sơ khống vay tiền BIDV. Trong hành vi vay tiền tại BIDV, Cơ quan điều tra nhận định mặc dù không ký trực tiếp trên hồ sơ nhưng vai trò của Phạm Công Trung rất rõ nét và quan trọng hơn vai trò của Phan Minh Tùng và một số cá nhân khác đã đã và đang bị xử lý hình sự.

Khoản vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV bằng hồ sơ khống sau đó đã được Phạm Công Danh trả nợ bằng 3.070 tỷ đồng của Ngân hàng Xây Dựng tại BIDV và các khoản rút trái phép khác từ Ngân hàng Xây Dựng. Đến nay Ngân hàng Xây Dựng không thu hồi được số tiền này. Trong quá trình điều tra, ngoài việc ra quyết định khởi tố, tạm giam Phạm Công Trung, Cơ quan điều tra đã kê biên 44 bất động sản mang tên Công ty Việt Trung do Phạm Công Trung làm giám đốc. Không chỉ không bị xem xét trách nhiệm hình sự, trong quá trình xét xử vụ án tại giai đoạn 1, Tòa đã quyết định giải tỏa kê biên, trả lại các tài sản này cho Công ty Việt Trung.

Sáng 13/1/2018, trả lời Tòa, Phạm Công Trung “ngây thơ” khai không biết gì về quá trình vay mượn tại BIDV, chỉ tin tưởng Phạm Công Danh nên giúp. Như vậy, dù tham gia từ đầu đến cuối, họp bàn, trực tiếp lập hồ sô khống, thành lập công ty để làm công cụ rút tiền, trực tiếp hưởng lợi từ tiền vay trái phép của ngân hàng, nhưng vai trò của Phạm Công Trung trong vụ án đã còn không được nhắc đến.

 

Hồng Dương

Tin khác

Tạm giữ 2 đối tượng trong vụ chém 2 anh em trọng thương ở Lâm Đồng

Tạm giữ 2 đối tượng trong vụ chém 2 anh em trọng thương ở Lâm Đồng

(CLO) Sau khi hai bên cãi nhau, Hoàng cùng bốn đối tượng đi cùng đã cầm dao rựa đuổi chém Nguyễn Quang Duy và Nguyễn Công Dân. Hậu quả làm anh Duy và Dân bị thương phải đưa đi cấp cứu.

Vụ án
Bắt giữ 'hot girl' điều hành đường dây ma túy ở Hà Nội

Bắt giữ "hot girl" điều hành đường dây ma túy ở Hà Nội

(CLO) Tuy mới 19 tuổi, nhưng Hồ Thị Thuỳ Trang có mối quan hệ phức tạp với một số đối tượng có tiền án, tiền sự để mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Ba Vì và TX Sơn Tây (Hà Nội).

Vụ án
Giám đốc doanh nghiệp lừa góp vốn rồi ôm tiền 'cao chạy xa bay'

Giám đốc doanh nghiệp lừa góp vốn rồi ôm tiền "cao chạy xa bay"

(CLO) Sau khi ký kết, ông B. đã nhiều lần chuyển số tiền hơn 10 tỷ cho Ngô Văn Bảy để đầu tư xây dựng nhà máy, mua trang thiết bị...Nhận được tiền, Bảy đã không thực hiện như hợp đồng ký kết mà cắt liên lạc và bỏ trốn khỏi địa phương.

Vụ án
Bắt tạm giam một nhân viên trong vụ tai nạn làm 7 người tử vong tại Công ty xi măng Yên Bái

Bắt tạm giam một nhân viên trong vụ tai nạn làm 7 người tử vong tại Công ty xi măng Yên Bái

(CLO) Tối 23/4, Công an tỉnh Yên Bái phát đi thông tin về việc, khởi tố, ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong vụ án “Vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại Công ty CP Xi măng và khoáng sản Yên Bái.

Vụ án
Bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên quan vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn

Bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên quan vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn

(CLO) Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng.

Vụ án