Đại biểu Quốc hội ‘truy’ Bộ trưởng Bộ GTVT về những bất cập của dự án BOT

Thứ hai, 04/06/2018 14:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những vấn đề liên quan đến dự án BOT như bất cập về thời gian thu phí, vị trí đặt trạm; biện pháp giám sát thực hiện dự án để tránh sai phạm, hài hòa lợi ích; dàn xếp đấu thầu các dự án giao thông… là những vấn đề được đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể sáng nay.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn

Sáng nay, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đăng đàn đầu tiên với nhóm nội dung về việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Về vấn đề bất cập hiện nay của các dự án BOT, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, có nguyên nhân là do thể chế chưa hoàn chỉnh, quá trình thực hiện có nhiều sai phạm, lợi dụng chính sách, dẫn đến tranh chấp và bức xúc. Lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân chưa được giải quyết, còn ăn đong trong lĩnh vực này. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ cho vấn đề này.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhất trí rằng trong thời gian qua, thể chế chưa hoàn chỉnh. Một số biểu hiện dư luận quan tâm có sai phạm thì vừa qua các đoàn thanh kiểm tra chỉ ra và hiện đang khắc phục triệt để. Việc lợi dụng chủ trương thực hiện dự án thì việc này Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao các ngành chức năng vào cuộc quyết liệt xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức lợi dụng làm ảnh hưởng đến người dân.

Báo Công luận
 Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chất vấn. (Ảnh: TL)

“Bộ Giao thông Vận tải quán triệt làm nghiêm túc, nếu có chỉ rõ sai phạm thì với trách nhiệm của mình tôi xử lý cán bộ thuộc quyền nghiêm túc nhất”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, tranh chấp có xảy ra, dự án không hiệu quả thì doanh nghiệp “cũng có tâm tư”.

“Về lâu dài, thực hiện nghiêm Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ đã dừng 4 dự án triển khai chậm, 10 dự án khác chưa ký hợp đồng cũng dừng lại. Tới đây, dự án BOT chỉ làm trên đường song hành, đường mới hoàn toàn để người dân có sự lựa chọn”, Bộ trưởng khẳng định.

Tranh luận lại Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đại biểu Hoàng Quang Hàm nói: “Bộ trưởng nói giải quyết vấn đề BOT đứng trên lợi ích của người dân. Tôi thì tôi không thấy thế. Bởi 17 dự án đặt sai vị trí, 3 dự án không đi phải trả tiền, 6 dự án không đi đường tránh cũng trả tiền, không đi cao tốc cũng trả tiền... Báo cáo và giải pháp mà Bộ trưởng nêu thì cứ dân chịu thì thu, không chịu thì dừng, rồi dân chịu lại thu. Như thế vì lợi ích của dân chưa, sao dân không đi phải trả tiền?”.

Về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời, có dự án BOT là do lịch sử để lại. Như trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài đã báo cáo Chính phủ; năm 2014, Thủ tướng có văn bản chỉ đạo tiếp tục thu phí nên Bộ thực hiện theo chỉ đạo. Những dự án trước đây đưa vào có sự tham gia của chính quyền địa phương và bộ ngành cùng các bên liên quan cho rằng trạm thu chỗ đó là hợp lý. “Bây giờ nếu di dời thì phải tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội để có khoản kinh phí với hợp đồng của nhà đầu tư BOT”, Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng, một số dự án hết sức quan trọng như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, do có mức đầu tư lớn nên thời điểm đó thống nhất chủ trương mở trạm ở Quốc lộ 5. Tương tự, mở rộng tuyến tránh và nâng cấp tuyến hiện hữu, mong muốn của địa phương là mở rộng đô thị, tạo sự phát triển cho địa phương, rồi nâng cấp cải tạo quốc lộ... các dự án đều thực hiện đúng theo trình tự thủ tục, có sự thống nhất của các bộ ngành và địa phương.

“Hiện ngân sách đang khó khăn. Khi Quốc hội biểu quyết cân đối nguồn vốn thì chúng tôi sẵn sàng mua lại những dự án này. Mong xã hội và người dân thông cảm. Còn chúng tôi cố gắng miễn, giảm phí cho người dân, nhất là người dân ở khu vực trạm”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Báo Công luận
 Đại biểu Hoàng Quang Hàm tranh luận. (Ảnh: TL)

Chưa đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Hoàng Quang Hàm tiếp tục chất vấn: Bộ trưởng nói mới thấy “vấn đề lịch sử”, nhưng trước đây khi làm dự án có hỏi ý kiến người dân không? Thương thảo để giảm lãi suất chưa? Giờ vỡ ra người dân phải chịu là chưa thoả đáng.

Sau giờ giải lao, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tiếp tục trả lời đại biểu Hoàng Quang Hàm cùng với một số ý kiến tranh luận. Theo Bộ trưởng, về thể chế, tiếp thu ý kiến đại biểu, tới đây sẽ điều chỉnh bằng ban hành luật đầu tư theo hình thức PPP vì trước đây Nghị định chưa hoàn chỉnh.

Về hỏi ý kiến người dân, theo Bộ trưởng, các dự án đã lấy ý kiến UBND các cấp khi triển khai nhưng do chúng ta chưa có quy định rõ ràng về lấy ý kiến là cụ thể như thế nào nên cách làm tại các dự án chưa có sự thống nhất. Trên thực tế, khi triển khai dự án thì UBND các cấp triển khai giải phóng mặt bằng. Một số địa phương lấy ý kiến HĐND và đoàn đại biểu Quốc hội...

“Khi triển khai dự án, chúng tôi đã lấy ý kiến của UBND các cấp. Hiện chúng ta cũng chưa có quy định cụ thể là lấy ý kiến ai, cụ thể như thế nào, do đó, trong quá trình làm, chúng tôi đều thống nhất với UBND, thậm chí UBND các cấp triển khai giải phóng mặt bằng để triển khai dự án. Tại một số địa phương, chúng tôi còn lấy ý kiến của đoàn đại biểu Quốc hội. Khi thực hiện dự án, chúng tôi căn cứ vào quy hoạch và chấp hành nghiêm”, Bộ trưởng trả lời.

Về những biểu hiện tiêu cực tại các dự án giao thông, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu vấn đề: Một số cử tri cho biết, ở địa phương chỉ một hai doanh nghiệp và các công ty con của doanh nghiệp này được giao rất nhiều dự án thông qua chỉ định thầu hoặc đấu thầu có dàn xếp, giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng. Có việc này hay không, quan điểm và giải pháp của Bộ trưởng? Chính phủ kiểm tra thế nào và giải pháp sắp tới về các dự án BOT, BT?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, không có dự án nào không tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua triển khai rất nhiều dự án BOT, nhiều nhà đầu tư chưa rành về thủ tục và nhiều công việc nên ít nhà đầu tư quan tâm. Vì chỉ một nhà đầu tư quan tâm nên Bộ không thể tổ chức đấu thầu, có dự án kéo dài thời gian tổ chức đấu thầu nhưng không có thêm doanh nghiệp.

“Theo luật, cho phép Bộ chỉ định thầu khi chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia. Với nhu cầu của địa phương, bức xúc về hạ tầng và chỉ có 1 nhà đầu tư không lẽ ta không thực hiện dự án?”, Bộ trưởng giãi bày.

Theo Bộ trưởng, về đấu thầu có hình thức hay không thì Luật đã chặt chẽ, từ thông báo, hồ sơ, mời thầu là chặt chẽ. Do đó, các hoạt động kiểm tra giám sát chặt chẽ, nếu phát hiện thông thầu thì sẽ xử lý nghiêm.

“Thời gian vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Xây dựng cử cơ quan thẩm tra dự án của Bộ Giao thông Vận tải, vì các dự án nhận được sự quan tâm của dư luận và người dân. Hầu như Bộ xây dựng thẩm tra dự án BOT, từ vị trí, mức thu, triển khai đều có sự giám sát chặt chẽ”, Bộ trưởng chốt lại vấn đề.

Thế Vũ

Tin khác

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức
Hà Nội điều chỉnh, phân bổ hơn 1.919 tỷ đồng cho 60 dự án xây dựng cơ bản

Hà Nội điều chỉnh, phân bổ hơn 1.919 tỷ đồng cho 60 dự án xây dựng cơ bản

(CLO) Hà Nội điều chỉnh, phân bổ 1.919.614 triệu đồng cho 60 dự án xây dựng cơ bản tập trung cấp thành phố; điều chỉnh, phân bổ 124.000 triệu đồng cho 3 dự án theo cơ chế đặc thù từ nguồn thu từ đất.

Tin tức