Đau đớn cảnh vợ chồng già 10 năm xích con trai vào chân giường

Thứ hai, 16/11/2015 16:05 PM - 0 Trả lời

“ ...Già rồi không chạy nổi nên cứ để nó đánh chán thì thôi, còn vợ tôi thì bị bệnh vôi hóa đốt sống cổ, bị bệnh run tay nên không thể làm gì được. Những lúc như vậy tôi cảm thấy tuyệt vọng lắm, không hiểu sao ông trời cứ đẩy mọi thứ khó khăn cho gia đình tôi ” – Đó là lời tâm sự đầy đau đớn, chua xót, tủi hờn của ông Trần Gia Sản ( sinh năm 1936 )ở thôn Vĩnh Hạ, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

(CLO) “ Lúc nó ( anh Đam ) trở nên không bình thường thì suốt ngày la hét, đập phá. Lúc tỉnh lúc dại, những khi nó lên cơn thì nó vác cả đòn gánh đánh tôi. Có lần tôi còn bị nó đánh bầm hết cả một bên mặt, gãy cả tay phải đi bệnh viện bó bột. Già rồi không chạy nổi nên cứ để nó đánh chán thì thôi, còn vợ tôi thì bị bệnh vôi hóa đốt sống cổ, bị bệnh run tay nên không thể làm gì được. Những lúc như vậy tôi cảm thấy tuyệt vọng lắm, không hiểu sao ông trời cứ đẩy mọi thứ khó khăn cho gia đình tôi ” – Đó là lời tâm sự đầy đau đớn, chua xót, tủi hờn của ông Trần Gia Sản (sinh năm 1936 )ở thôn Vĩnh Hạ, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

Nước mắt khổ hạnh.

Nghe chúng tôi hỏi thăm về gia đình ông Trần Gia Sản, nhiều người dân đã chỉ dẫn tận tình đến cuối làng để tìm kèm theo lời than thở: “ Không biết ở nơi khác như thế nào, ở đây nhà ông Sản là khốn khổ nhất. Suốt 13 năm qua , mặc dù hai ông bà đang mang trong mình nhiều bệnh tật nhưng vẫn phải oằn  lưng chăm sóc đứa con trai bị mắc chứng bệnh tâm thần hoang tưởng bị nhốt suốt 13 năm qua trong gian buồng tối tăm ẩm mốc ”. Trải một đoạn đường ngoằn ngoèo đầy đất sắt, ngôi nhà nhỏ lấp ló cũng xuất hiện trước mặt khiến chúng tôi phải ngỡ ngàng. Đó là một căn nhà nhỏ rộng chừng 15m2, thấp lè tè, dột nát, ẩm mốc, gió thổi lồng lộng, khói bếp bay ra từ ngay chính cửa ra vào.

[caption id="attachment_62040" align="aligncenter" width="464"]55555555555555555555555555555 Hai vợ chồng ông Trần Gia Sản ngày ngày vẫn lao động cực nhọc nuôi đứa con điên dại.[/caption]

“ Các chú đứng ngoài này cũng được, vào trong nhà nó đánh thì phải tội, suốt ngày tôi khóa cổng đi lại cho khuây khỏa, đến giờ tôi lại về cho nó ăn uống, vệ sinh cá nhân. Đấy các chú có nghe thấy không ? Trong nhà, nó suốt ngày lẩm bẩm hát hò, khạc nhổ bừa bãi hết ra nhà. Thậm chí, nhiều hôm nó còn đập phá bàn ghế, phóng uế bừa bãi khổ sở lắm, không biết ai hành hạ tôi thế này ” – Ông Sản chia sẻ.

Cách đây 42 năm, ông Sản cũng đã từng có một gia đình hạnh phúc, ấm êm như bao thanh niên khác. Năm 1981, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Thoa - một cô gái trẻ đẹp ở xã bên về làm vợ. Cuộc sống vợ chồng mới cưới khó khăn nhưng hạnh phúc, vợ chồng ông bà lần lượt đón nhận hai “ thiên thần ” đủ nếp đủ tẻ, kháu khỉnh.

Năm 2003, tai họa ập xuống gia đình nhỏ bé của ông Sản, đứa con trai út của ông bà bỗng dưng...phát điên mà không rõ nguyên nhân. Gương mặt khắc khổ, lưng còng sát đất, bà Thoa - vợ ông Sản rớm nước mắt kể với chúng tôi:

“ Ngày trước đang khỏe mạnh thì tự nhiên nó ( anh Đam ) kêu đau đầu buồn nôn, mất ngủ kéo dài, rồi nằm lăn ra nhà sốt cao, sùi bọt mép, quằn quoại gào thét...Đến lúc tỉnh lại thì nó không nói gì cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, ai hỏi gì thì cũng nhìn bằng ánh mắt vô hồn...Gia đình lại nghèo đói, vay mượn khắp nơi chạy chữa một thời gian nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm ”.

[caption id="attachment_62042" align="aligncenter" width="477"]7777777777777777777 Anh Trần Văn Đam bị xích trong buồng giam tăm tối suốt gần 10 năm.[/caption]

Chốn náu thần của “ người điên ” Trần Văn Đam ở cái thôn Vĩnh Hạ nhỏ bé này ai cũng biết. Từ 13 năm về trước cho đến hôm nay, câu chuyện của Trần Văn Đam vẫn là tiếng thở dài đau đáu của hầu hết bà con chòm xóm. Ngày cũng như đêm,những tiếng kêu xé cổ vẫn âm ỉ vọng ra từ căn nhà giam cầm người đàn ông bị “ma nhập”. Có lẽ đó cũng là phương án cuối cùng khi tất cả đã bất lực trước sự điên cuồng không có thuốc chữa của anh Đam.

Từ thông tin từ người cha Trần Gia Sản ( sinh năm 1936 ),cuộc đời Trần Văn Đam được dựng lên như một thước phim câm chứa đầy nước mắt và khổ hạnh. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước,anh Đam đi làm ăn kinh tế ở các tỉnh vùng cao giáp biên giới. Sau mấy năm đi làm ăn kinh tế thất bại,anh Đam quay trở về quê hương làm kinh tế,bắt đầu cuộc sống mới. Năm 2002, anh Đam cưới được cô gái cùng huyện tên Nguyễn Thị Hưởng hơn anh hai tuổi, không sắc, không tài nhưng chăm chỉ, lam làm không ai bằng về làm vợ. Cuộc sống vợ chồng mới cưới khó khăn nhưng hạnh phúc, vợ chồng anh lần lượt đón nhận hai “thiên thần” đủ nếp đủ tẻ là: Trần văn Thoáng ( sinh năm 2002 ) và Trần Thị Hiền ( sinh năm 2005 ) bụ bẫm,khỏe mạnh và đáng yêu.

Cuối năm 2006, tai họa ập xuống gia đình nhỏ bé của anh,người vợ đầu ấp tay gối mắc bệnh hiểm nghèo trong thời gian dài và qua đời. Nỗi đau dai dẳng kéo dài,sự hụt hẫng nuối tiếc và cả những bất lực kinh tế khiến anh Đam suy sụp. Anh Đam bắt đầu có những biểu hiện lạ. Nửa đêm anh vác cuốc, cầm xẻng chạy thục mạng ra gò đất nổi ngoài ruộng đào bới xung quanh những ngôi mộ như cố tìm một thứ gì đó. Gặp hàng xóm hỏi chuyện, anh trợn mắt lên bạnh mồm ra chửi te tua. Từ một người chồng, người cha hiền lành, ít nói ,chăm chỉ làm ăn trước kia, nay đã vài lần anh Đam cầm dao rượt đuổi người dân khắp làng trên xóm dưới. Ai ra can ngăn đều bị anh dọa chém chết. Mỗi lần anh lên cơn “ điên ” như thế phải hai ba thanh niên khỏe mạnh ào vào đè anh ra trói lại mới yên.

[caption id="attachment_62043" align="aligncenter" width="486"]ttttttttttttttttttttttttttttttttt Bà Nguyễn Thị Thoa bên người con trai điên dại của mình.[/caption]

“ Lúc đi khám bác sĩ mới cho biết là nó ( anh Đam ) bị bệnh tâm thần. Bao nhiêu tiền tích góp được tôi đều đưa cháu đi chữa bệnh nhưng chẳng khỏi, trái lại càng lớn nó càng bị bệnh nặng, lên cơn liên tục, nhất là lúc trở trời, nắng to. Giờ thì tôi cũng đành chịu, gắng sống mà lo cho nó và hai cháu đến từng nào hay từng đó ”, nói đến đây, người mẹ già bất hạnh này lại khóc nghẹn ngào.

Bỗng nhiên điên loạn khác thường, tâm trí bất ổn, gia đình đã đưa anh Đam đi điều trị từ bệnh viện tỉnh lên tới các bệnh viện lớn trên Hà Nội. Bác sĩ kết luận anh Đam bị hội chứng tâm thần hoang tưởng. Anh Đam nằm điều trị 6 tháng tại bệnh viện thần kinh trên Hà Nội thì có dấu hiệu phục hồi lại. Tại đây, anh không còn nói năng lảm nhảm, không phùng mang trợn má hành hung người khác. Bác sĩ cho xuất viện về nhà, nhưng chỉ được thời gian ngắn, bệnh tình của anh Đam lại tái phát và nghiêm trọng hơn trước. Ban ngày, anh đi lang thang khắp nơi, miệng lẩm bẩm không ngừng . Ban đêm, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ, anh rống lên như thú rừng. Anh đập phá hết đồ đạc trong nhà, tất cả nát tanh bành sau mỗi trận “lên cơn” của anh. Anh thường chạy ra phía nghĩa địa ngồi khóc một mình như ma quỷ khiến hàng xóm phải chốt chặt cửa, không ai dám ra ngoài. Mỗi lần lên cơn, toàn thân anh Đam co giật đùng đùng, sùi bọt mép, không kiểm soát được hành động của bản thân.

Khủng khiếp nhất trong các vụ hành hung là lần anh Đam phá tan hoang nhà bà hàng xóm. Hôm đó, bà hàng xóm thấy anh Đam phá phách vườn nhà mình, tiếc của buông lời chửi mắng. Biết bà lão ở nhà một mình, anh Đam lập tức vác gạch đá ném vào. Tiếp tục bị chửi, anh điên tiết chạy xộc vào nhà đánh bà lão,sau đó dùng gậy gộc đập vỡ nhiều đồ đạc. Lần đó, thiệt hại tài sản nhà hàng xóm khá lớn,gia đình phải mất thời gian dài mới trả hết nợ.

Bà Trần Thị Nhung ( sinh năm 1942 ) – cô ruột của anh Đam cho biết: “Khổ lắm, anh trai tôi tội nghiệp vô cùng. Không thể nói hết nỗi khổ của anh ấy khi phải một đứa con “hâm hâm dở dở”. Thằng Đan khôn không ra khôn, dại không ra dại. Đã nhiều lần nó cầm dao,vác gậy hành hung người làng. Thêm một tật nữa,hễ cứ thấy con gái trẻ đẹp là xông vào ôm ấp,sờ soạng. Gia đình nhiều lần phải muối mặt khốn khổ khốn nạn vì nó” .

Tin anh Đam bị ma nhập lan nhanh khắp làng trên xóm dưới, người ta lánh mặt anh, coi thường anh và sợ anh như sợ một con thú hoang. Trước những biểu hiện căn bệnh tâm thần hoang tưởng của anh Đam nên gia đình đã quyết định mời thầy cúng về giải bùa cho anh. Nhưng tốn biết bao nhiêu tiền cúng vái mà bệnh tình anh Đam vẫn không hề thuyên giảm.

Anh Đam càng trở nên dữ tợn, đi ngoài đường thấy đứa trẻ con nào là anh rượt đuổi cho chúng khóc ngất, chạy bạt mạng bỏ trốn. Chẳng may bị anh tóm được,sẽ cầm chân treo ngược lên trời,nhe răng trợn mắt dọa nạt,chỉ khi nào có người lớn tới giải cứu đứa bé mới được tha.

Con còn nhỏ dại,vợ mất sớm, anh Đam lang thang đầu đường xó chợ như con ma chơi đói rách. Anh là nỗi kinh hoàng của cả người lớn lẫn trẻ con ở cái thôn Vĩnh Hạ nhở bé này. “Khi người nhà lên kế hoach đưa nó ( anh Đan ) đi bệnh viện ,thì ngay lập tức nó la ó, đùng đùng nổi giận . Nên chẳng ai dám tới gần nó nữa,ai cũng sợ nó cầm dao chém hay bóp cổ chết ” – ông Trần Gia Sản, bố của anh Đam buồn bã kể.

Trò chuyện với chúng tôi về bệnh tật của anh Đam, ông Sản cho hay đã vài lần,ông bà bị con trai trong cơn điên loạn đã hắt hết bát nước mắm đến ném bát cơm đến tím mặt. Có lúc ông bà lại bị con trai cầm dao rựa rượt đuổi đòi chém chết bố mẹ già khắp làng. Lần nào cũng may mắn thoát chết là nhờ bà con lối xóm giúp đỡ, can thiệp đúng lúc. Cuối cùng, cực chẳng đã, vợ chồng ông Sản đành nhờ người xích chân con trai vào chân giường. Song cũng vài lần, anh Đam nhờ đám trẻ nhỏ lấy hộ con dao rựa, chặt đứt xích thoát thân rồi đòi đốt nhà, đuổi đánh bố mẹ và bà con hàng xóm.

Bà Trần Thị Nhung – cô ruột của anh Đan thở dài chia sẻ thêm: “Sinh con ra ai nỡ lòng nào giam cầm,nhốt bằng xích lại một chỗ. Chẳng qua cũng vì muốn tốt cho xã hội,xóm làng mà thôi. Đã nhiều lần đưa đi điều trị ở bệnh viện,gia đình còn muốn cho nó ( anh Đam ) lưu trú trong đó để có người chăm sóc, thuốc men cầm chừng được căn bệnh của nó. Nhưng bây giờ bệnh viện họ cũng không nhận nữa. Chắc là anh trai tôi đã hết cách với đứa con tâm thần, đành nhốt bằng chiếc xích ở trong căn nhà tạm tối tăm ẩm mốc bốc mùi xú uế để nó không phá làng phá xóm”.

Trước đây người duy nhất tiếp xúc và nói chuyện được với “ người điên ” chính là vợ của anh. Nhưng từ ngày vợ mất, anh Đam không nghe bất cứ ai, không cho ai đến gần mình. Anh Đam vận chiếc áo dài tay cũ mốc,rách mục vài chỗ,bàn tay bàn chân của anh móng vuốt sắc nhọn, bụi đất bám chặt đen xì. Trông anh Đam khổ hạnh và lụy tàn như một thân cây khô bị hút kiệt nước, chỉ chờ cơn gió khẽ là lay đổ. Những người hàng xóm sống xung quanh gia đình anh Đam hàng đêm vẫn bị đánh thức bởi những tiếng gầm rú thất thần rồi tiếng hét xé toạc màn đêm tĩnh mịch. Nhưng tất cả đã quen, không ai oán than hay trách móc bởi họ cảm thông và thấy tủi phận cho anh nhiều hơn.

“ Cơm mang vào cho nó ( anh Đam ) phải để ở góc nhà, rồi nó tự động lom khom mò tới bốc ăn. Nó ăn bằng tay, chẳng nhai nghiền gì hết,cứ và tới tấp rồi nuốt chửng ” – Ông Sản kể.

Chữa trị bằng thuốc men không khỏi, gia đình còn nghe “mách nước”, mời thầy bói tìm hiểu đường âm xem anh Đam có “duyên nợ”,“căn quả” gì hay không. Xem xong,thầy phán anh Đam bị “các ngài” hành, phải lập điện thờ. Gia đình nghe theo, lập điện thờ ngay trước sân,làm lễ cúng bái đủ các thủ tục mà bệnh tình của con trai vẫn thế.

“Có bệnh thì vái tứ phương”, gia đình tiếp tục đi xem,lại có thầy khuyên về xây lại hướng nhà cho hợp phong thủy. Nghĩ cũng phải đạo,gia đình chạy vạy ngược xuôi anh em, họ hàng ít tiền để xây lại hướng nhà. Tuy thế hướng nhà đã khánh thành , lễ lạt linh đình, vậy mà bệnh tình của cậu con trai không khá hơn chút nào.

Cũng từ ngày bản thân, vợ và cậu con trai bị bệnh tâm thần như vậy nên lâu lắm rồi ông Sản cũng không còn mỉm cười như trước. Nhiều  lúc ông ôm mặt khóc, nói nhiều lúc muốn chết quách đi cho xong nhưng khi nghĩ đến vợ, con trai và gia đình nheo nhóc này, ông lại không thể “ ích kỷ giải thoát cho riêng mình ”.

Cố nén tiếng thở dài,ông Sản Tâm sự: “Giờ vợ chồng tôi già rồi, sức như ngọn đèn trước gió, nhìn việc gì cũng muốn làm,kiếm tiền nuôi con,nuôi cháu nhưng lực bất tòng tâm”.

Nói tới đây, cụ Thoa hướng mắt ra cổng xót xa : “Cũng tội cho ông nhà tôi, vài năm nay yếu nhiều rồi , chân đi không vững , lưng còng ngang mặt đường mà vẫn phải đi làm thuê kéo phân thuê cho người ta gom tiền nuôi các cháu ăn học, chỉ mong chúng nhanh lớn,đủ hiểu biết ,có đủ sức nuôi bố,chúng tôi mới yên lòng. Ước là vậy, chẳng biết ông trời có rủ lòng thương không”.

Không còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn nữa nhưng để có tiền nuôi con nuôi cháu ,ông Sản vẫn cố nhận hai sào đất bồi ngoài bãi nổi, trồng cây táo mong kiếm thêm vài đồng đóng học cho cháu nội. Song từ ngày nhận bãi tới giờ, ông trời như trêu ngươi người nghèo, năm nào trúng mùa nhất cũng chỉ vừa đủ thanh toán tiền thuê bãi cho hợp tác xã. Ông Sản thở dài như thanh minh : “Người ta khỏe thì có sức chăm bón tốt cho cây,còn tôi già yếu rồi,cây cũng cằn cỗi theo vì mình không có sức chăm sóc tốt cho cây nên mới vậy. Táo của tôi trồng ra cũng xấu hơn của người ta nên bán không được giá nhưng cũng chẳng biết làm sao hơn,đành chịu. Gần như chỉ trồng táo để chặt cành thừa,cây cằn cỗi về phơi khô để mùa đông sưởi cho gia đình qua cơn giá lạnh. Nghĩ mà tủi nhưng số phận là vậy, không cưỡng lại được”.

“ Bà ơi, mẹ con đâu…”

Nhớ tới người con dâu hiếu thảo, hai cụ không khỏi ngậm ngùi: “Ngày còn sống một tay nó lo toan gánh vác mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà. Có đợt thấy nó xanh xao,chúng tôi bảo nó đi khám bệnh, ở nhà nghỉ ngơi nhưng nó không nghe”.

Phát hiện con dâu mắc bệnh tim, bệnh ung thư giai đoạn cuối, hai cụ đã làm hết những gì có thể, cứ cố giành lại sự sống cho con. Nào ngờ vài tháng sau, con dâu của hai cụ đột ngột qua đời, để lại gánh nặng gia đình lên đôi vai héo rũ của cha mẹ già.

Chúng tôi đang ngồi nói chuyện với ông bà thì cô cháu gái Trần Thị Hiền ( sinh năm 2005 ) bỗng tần ngần núp sau cánh cửa hỏi bà Thoa: “Bà ơi, mẹ cháu đi đâu rồi mà mãi không về với cháu”. Câu hỏi đó như nhát dao cứa vào tận tâm can hai ông bà,nước mắt lã chã rơi trên khuôn mặt nhăn nheo của hai con người ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng xót xa.

Nhìn đứa cháu nội,đôi mắt mờ đục của ông Sản ánh lên niềm vui khoe, đứa cháu nội lên 10 tuổi đã biết đến bữa ra ruộng mót rau sam về nấu canh, biết thu dọn nhà cửa giúp ông bà mỗi lúc ông bà yếu mệt.

Chúng tôi quay mặt đi,không nói được câu gì nữa. Hai mắt cay xè. Ngoài kia,đêm xuống dường như nhanh hơn bởi những cơn giông cuối chiều đang ập đến. Mù mịt một màu xám xịt….

Hiện tại anh Đam đang được hỗ trợ 450.000 đồng/tháng, nhưng số tiền ít ỏi đó cũng không đủ thuốc men cho anh Đam mỗi khi lên cơn điên loạn co giật  chứ nói gì đến sinh hoạt ăn uống và tiền học hành cho bố mẹ già và hai đứa con nhỏ.

Cuộc đời cụ Sản khổ đau nhiều hơn hạnh phúc. Ngày lễ tết cụ Sản không mong những đứa con,đứa cháu tặng những bó hoa tươi, món quà lớn nhỏ gì mà chỉ cầu mong sao cho các con, các cháu khỏe mạnh, không co giật tái phát bệnh mỗi khi trái gió trở trời là vợ chồng ông Sản vui lắm rồi.

Nói về trường hợp của gia đình ông Trần Gia Sản, ông Lê Xuân Dân – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sơn Công không khỏi xót xa: “Chưa thấy ai khổ như vợ chồng ông Sản. Cả hai ông bà sức đã yếu,lực đã kiệt nhưng ngày ngày vẫn phải oằn lưng kéo xe chở phân bón làm thuê cho người làng dưới cái nắng nóng 36 – 37 độ C để kiếm tiền nuôi hai cháu nhỏ và con trai tâm thần. Qua đây,đại diện cho chính quyền xã Sơn Công,chúng tôi kêu gọi các nhà hảo tâm quan tâm,chia sẻ để giúp gia đình ông Trần Gia Sản qua cơn bĩ cực”.

                                                                   Trần Toản – Đặng Thanh Thảo

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra