Đầu tư xây dựng nông thôn mới có trọng tâm, trọng điểm và bền vững

Thứ sáu, 31/12/2021 19:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cả nước phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Trong đó, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Nhiều địa phương đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Được biết, cả nước có 5.615/8.233 xã (68,2%) đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) (tăng 5,8% so với năm 2020), trong đó, có 503 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 43 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 17,0 tiêu chí/xã (tăng 0,6 tiêu chí so với năm 2020). Có 213 đơn vị cấp huyện thuộc 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (tăng 40 đơn vị so với năm 2020).

Bên cạnh đó, 14 tỉnh có 100% số đạt chuẩn NTM, trong đó có 04 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai và Hưng Yên) đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Có 03 tỉnh, thành phố đã có 100% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương), hiện nay, đang hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

dau tu xay dung nong thon moi co trong tam trong diem va ben vung hinh 1

Nhiều địa phương trên cả nước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hoàng Dương

Như vậy, Chương trình đã hoàn thành vượt tất cả các mục tiêu phấn đấu năm 2021 được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao 

Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, đến hết tháng 11/2021, cả nước huy động được khoảng 449.157 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình (bằng 97,6% so với năm 2020), trong đó: Ngân sách Trung ương (chi thường xuyên): 1.000 tỷ đồng (chiếm 0,2%); Vốn ngân sách địa phương: 43.601 tỷ đồng (9,7%); Lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác: 30.308 tỷ đồng (6,7%); Tín dụng: 316.520 tỷ đồng (70,5%); Doanh nghiệp: 39.463 tỷ đồng (8,8%); Cộng đồng và người dân tự nguyện đóng góp: 18,265 tỷ đồng (4,1%).

Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cho biết, sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), khu vực nông thôn nước ta đã có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của nông dân. 

Một số khó khăn khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo liên quan, nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương năm 2021 chưa được phân bổ nên đa số các địa phương không có đủ nguồn lực để hỗ trợ các xã, huyện đăng ký phấn đấu đạt chuẩn hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới còn thiếu…; vốn sự nghiệp giao muộn (tháng 8/2021) nhưng không được chuyển nguồn sang năm 2022 nên đang làm các bộ, ngành trung ương và địa phương lúng túng trong triển khai và giải ngân kinh phí được giao, nhất là các địa phương phải trình Hội đồn nhân dân cùng cấp quyết định trước khi phân bổ. Dự kiến hết năm 2021, nhiều địa phương không thể hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn được giao.

dau tu xay dung nong thon moi co trong tam trong diem va ben vung hinh 2

Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hoàng Dương

Bên cạnh đó, do phải thực hiện các biện pháp giãn cách, phòng chống Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nên một số đề tài, dự án thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới bị chậm tiến độ và khó có thể hoàn thành các thủ tục nghiệm thu trong năm 2021.

Đồng thời, Văn phòng Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM không được bố trí kinh phí năm 2021 nên đang gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là kinh phí tổ chức các Hội đồng nghiệm thu đề tài, dự án đã hoàn thành theo quy định; toàn bộ phụ cấp của Ban Chủ nhiệm, lương của cán bộ Văn phòng Chương trình năm 2021, chi phí thuê văn phòng làm việc cho Ban Chủ nhiệm và Văn phòng Chương trình, chi hoạt động thường xuyên của Chương trình… chưa có kinh phí để thanh toán.

Đáng chú ý, tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực và triển khai các nội dung của Chương trình trong năm 2021; tác động bất lợi trực tiếp đến các hoạt động phát triển kinh tế của người dân nông thôn (Tiêu thụ sản phẩm và liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, vận chuyển hàng hoá nông sản, đặc biệt là kết nối với thị trường xuất khẩu; sự thay đổi về nhu cầu và cách thức tiêu dùng của người dân, chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua hàng trực tuyến; tình trạng thất nghiệp, không có việc làm của người lao động nông thôn, đặc biệt là người nghèo…). 

Qua đó, ảnh hưởng trực tiếp tiến độ hoàn thành và mức độ bền vững của một số tiêu chí nông thôn mới liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân nông thôn (thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, tổ chức sản xuất, an ninh trật tự nông thôn…).

Chính vì vậy, kết quả đạt chuẩn NTM của một số vùng vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn, điển hình như (Đồng bằng sông Hồng: 99,1%, Đông Nam Bộ: 86,4% trong khi đó Miền núi phía Bắc mới đạt 41,3%, Tây Nguyên 52,2%); Tiến độ thực hiện Chương trình của một số địa phương, vùng còn chậm và thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước, vẫn còn 05 tỉnh[1] thuộc khu vực Miền núi phía Bắc, có tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM dưới 30% và 26 huyện nghèo, thuộc 15 tỉnh còn “trắng xã NTM”.

Các bộ, ngành khẩn trương triển khai Nghị quyết số 25

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, hiện nay Chính phủ, các bộ, ngành đang khẩn trương triển khai các nội dung của Nghị quyết số 25. Bộ NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết; báo cáo khả thi của chương trình; bộ tiêu chí quốc gia về NTM các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu), đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng miền; đồng thời, khẩn trương hoàn thiện 6 chương trình chuyên đề để triển khai thực hiện. 

“Việc triển khai 6 đề án/chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng NTM nổi lên sau 10 năm thực hiện. Cụ thể: chương trình khoa học - công nghệ phục vụ xây dựng NTM; chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); đề án về phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trong xây dựng NTM; đề án môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; đề án chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh; đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng NTM” - ông Nguyễn Minh Tiến nhấn mạnh.

dau tu xay dung nong thon moi co trong tam trong diem va ben vung hinh 3

Các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cho phát triển nông thôn mới. Ảnh: Hoàng Dương

Đáng chú ý, nhiều tỉnh đã chủ động xây dựng và phê duyệt nghị quyết để triển khai thực hiện Chương trình, kiện toàn ban chỉ đạo và bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện nhằm giảm tối đa sự gián đoạn, ngắt quãng do hoàn thiện cơ chế, chính sách cho giai đoạn tới.

Với quan điểm "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã yêu cầu Văn phòng Điều phối NTM trung ương cùng các đơn vị chuyên môn của Bộ NN&PTNT phát triển những mô hình giúp người dân tạo ra giá trị bền vững.

“Cần cụ thể hóa tư duy kinh tế số trong nông nghiệp trở thành một tiêu chí xây dựng NTM bên cạnh bộ 19 tiêu chí có sẵn; cần xây dựng những văn bản hướng dẫn cụ thể, không thể chung chung, giáo điều” - Bộ trưởng Lê minh Hoan nhấn mạnh. 

Hoàng Dương

Bình Luận

Tin khác

Công nhân lao động tham gia bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa

Công nhân lao động tham gia bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa

(CLO) Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường là cơ hội để các nhà quản lý, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động ngồi lại với nhau, tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Đời sống
Nhiều nạn nhân mất tiền sau khi cài đặt ứng dụng giả mạo

Nhiều nạn nhân mất tiền sau khi cài đặt ứng dụng giả mạo

(CLO) Công an TP HCM và Công an tỉnh Hậu Giang đã cùng lên tiếng cảnh báo về vấn đề lừa đảo trên không gian mạng, liên quan đến việc dụ dỗ cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm quyền kiểm soát điện thoại.

Đời sống
Phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

(CLO) Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 với chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của Hợp tác xã ", trong đó nhấn mạnh: Năm 2024, năm đầu tiên, hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Tháng hành động vì hợp tác xã năm 2024.

Đời sống
Cụ bà gần 80 tuổi đi tìm mua 'nơi yên nghỉ' cho mình dù đang rất khỏe mạnh

Cụ bà gần 80 tuổi đi tìm mua "nơi yên nghỉ" cho mình dù đang rất khỏe mạnh

(CLO) Với quan điểm, cuộc sống trên cõi trần chỉ là một nhiệm kỳ công tác, sau khi qua đời chuyển sang một nhiệm kỳ công tác mới ở một nơi mới, bà Lê Thị Bích Hường gần 80 tuổi đã tìm mua "nơi yên nghỉ" cho chính mình, mặc dù bản thân vẫn đang còn rất khỏe mạnh.

Đời sống
Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

(CLO) Trên địa bàn một số nơi tại Thanh Hoá xảy ra dông lốc, kèm theo mưa đá gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của người dân.

Đời sống