“Đề mở” trong thi cử: Vui thôi, đừng vui quá !

Thứ tư, 13/12/2017 11:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khó mà nhớ được ai là người đầu tiên đưa những nhân vật trong giới giải trí hoặc vấn đề thời sự vào đề thi cho học sinh, sinh viên. Nhưng có thể thấy rõ, xu hướng này khá rõ ràng và xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở cả bậc học phổ thông lẫn học đại học.

Việc đưa những nhân vật nổi đình nổi đám trong giới showbiz, đưa những vấn đề nóng sốt mà xã hội đang tranh cãi vào đề thi thì lợi hại đến đâu? Liệu điều này có tác dụng giáo dục hay phân loại trình độ, để từ đó có cơ sở đánh giá năng lực những học sinh, sinh viên trong quá trình học tập?

Báo Công luận
 Đề thi Ngữ văn của trường Hạ Hòa, Phú Thọ yêu cầu học sinh..."hóa thân" thành Chi Pu

Mới đây nhất, một ca sĩ xuất hiện trong đề kiểm tra môn Ngữ văn của trường THPT Hạ Hòa, Phú Thọ. Cụ thể, tại câu 2, đề thi Ngữ Văn lớp 10 của Trường THPT Hạ Hòa cho biết: “Chi Pu tên thật là Nguyễn Thùy Chi. Cô bắt đầu nổi danh từ cuộc thi Miss Teen năm 2009, hiện là một hot girl được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tháng 10 vừa rồi, Chi Pu tung MV Từ hôm nay đánh dấu chuyển mình trở thành ca sĩ. Ngay lập tức, cô vấp phải nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Hương Tràm là người đầu tiên đưa ra quan điểm mạnh mẽ: “Không biết hát thì đừng mang nghề ca sĩ ra để kiếm tiền”. Tóc Tiên, Thanh Lam, Thu Minh, Quốc Thiên, Văn Mai Hương... cũng có cùng quan điểm. Không chỉ vậy, ảnh chế về cô xuất hiện ở khắp nơi. Những đoạn clip xuyên tạc thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.

Mặc cho dư luận “ném đá”, giọng ca “Từ hôm nay” cho biết cô không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều này. Hiện, cô vẫn tập luyện thanh nhạc để chứng minh con đường mình chọn là đúng, mỗi tháng cô sẽ cho ra mắt một MV".

Từ đó đề yêu cầu học sinh, hãy hóa thân vào Chi Pu, viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố biểu cảm kể về một ngày của mình sau khi ra mắt MV “Từ hôm nay”. Câu hỏi này nếu làm đúng đáp án sẽ được chấm 7 điểm – một tỉ lệ điểm khá cao trong toàn bộ đề thi.

Một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi là phương án cải tiến chữ Việt của PGS.TS Bùi Hiền cũng liên tiếp hai lần vào đề thi ở đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn của học sinh lớp 12 trường THPT Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) và trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội).

Chi Pu hay PGS.TS Bùi Hiền chỉ là hai nhân vật nối dài các danh sách trước đó như: Bài hát “Em gái mưa” xuất hiện trong đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 10 của trường THPT chuyên Hùng Vương (Bình Dương); bài hát “Ông bà anh” của Lê Thiện Hiếu vào đề thi học kỳ I môn Ngữ văn trường THPT Trường Chinh, TP.HCM; hay là bài hát “Lạc trôi” của nam ca sĩ Sơn Tùng trong đề thi môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc…Ca sĩ Sơn Tùng còn được ưu ái năm lần bảy lượt vào đề thi các môn khác nhau từ trường phổ thông tới trường đại học, thậm chí có mặt cả trong đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh (?!).

Báo Công luận
 Ca sĩ Sơn Tùng - Người thường xuyên "ra vào" các đề thi.

Chuyện ngành giáo dục cần đổi mới phương pháp dạy và học từ lâu đã được phát đi, phát lại như một bản trường ca bất tận. Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng tự ví von về sự đổi mới của ngành mình là một “trận đánh lớn”…Việc đưa những nhân vật “đình đám” hay vấn đề thời sự vào đề thi có thể coi là một cách ra “đề mở”, tạm coi là “đổi mới phương pháp”.

Mục tiêu của việc ra “đề mở” có thể ngầm hiểu là để các em học sinh, sinh viên được cởi trói về tư duy, không lệ thuộc khuôn sáo vào sách vở, kích thích trí tưởng tượng và khả năng phản biện…Thế nhưng, dù là “đề đóng” hay “đề mở”, thì điều cốt yếu vẫn phải có tính giáo dục, phải có hàm chứa tri thức và hướng tư duy các em đến những điều nhân văn, đến đạo đức, sự lương thiện và tử tế của con người.

Vậy mà không hiểu vì lý do gì, nhiều thầy cô giáo ra đề nhất tề đều chọn những hình mẫu không xuất sắc về đạo đức, cũng chẳng xuất chúng về tài năng, thậm chí tìm kiếm sự nổi tiếng bằng những scandal, những chuyện vô thưởng vô phạt, phản giáo dục…

Khi những người bạn trẻ đang cần trau dồi cả kiến thức và nhận thức đúng đắn, việc ra đề thi không mang tính giáo dục như vậy khác nào đặt các em vào sự hoang mang, không có chuẩn mực về đạo lý.

Có lẽ, mỗi lần dự định lấy một nhân vật đình đám nào đó để thử thách học sinh, sinh viên, các giáo viên ra đề thi cần nghiêm túc suy nghĩ về câu hỏi: “Nhân vật này có phải là một tấm gương tốt cho các học trò của mình?”.

Đưa nhân vật nổi tiếng vào đề thi thì cũng vui đấy. Nhưng như các bạn trẻ vẫn thường nói: Vui thôi, đừng vui quá. Vui quá lại thành mất vui.

Tử Hưng

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn