Đề thi lắt léo - Phân hóa hay triệt hạ?

Thứ năm, 05/07/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trước những ý kiến đề thi khó, dài và lắt léo, Bộ GD-ĐT cho rằng, độ phân hóa đề thi THPT Quốc gia được cân đối 60 - 40, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tuy vậy, chỉ việc đề thi Toán đã khiến cho cả giáo viên Toán bật khóc, cho thấy ý định “phân hóa” của Bộ như đang “triệt hạ” người học, thậm chí cho thấy nguy cơ thất bại của mục tiêu cải cách, giảm áp lực học tập và thi cử của ngành giáo dục!?

1. Hơn 900.000 thí sinh đã phải hoàn thành bài thi môn toán THPT quốc gia 2018 gồm 50 câu trắc nghiệm, dài 5 trang, thời gian làm bài 90 phút. Bên cạnh số ít những sĩ tử cho rằng “đề vừa sức”, “đủ sức”, rất nhiều em đã than đề khó, dài, đánh đố, thừa nhận mình “phải đánh lụi rất nhiều” và hoang mang về điểm số. Còn các Giáo sư, thầy dạy Toán, họ ngán ngẩm và phải bật khóc.

Thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) đã chia sẻ trên Facebook câu chuyện ông không thể làm hết đề Toán trong 90 phút bằng sự xót xa: “Sau khi kết thúc thời gian thi môn Toán THPT quốc gia, tôi đã làm mã đề 106. Tôi trừ 35 phút cho 35 câu đầu vì các đề thi tương tự tôi làm hết các câu trong khoảng thời gian đó. Từ câu 36 đến 40, tôi mất 30 phút, trong đó có câu mất 5 phút, có câu mất 10 phút.

Tôi tiếp tục làm từ câu 41 đến câu 45 trong trạng thái rất căng thẳng và mất 30 phút. Làm xong câu 45 thì đã hết thời gian…

Nhìn 5 câu toán còn lại, tôi bật khóc vì thương các em, thế hệ học sinh lứa 2000. Tôi là giáo viên đã va chạm nhiều với đề thi mà còn trải qua cảm xúc này, không biết các em ở lứa tuổi 18 sẽ nghĩ như thế nào?”, thầy Tùng viết.

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng của ĐH Toulouse (Pháp), người từng giành huy chương vàng Toán quốc tế (IMO) khi mới 15 tuổi, cũng cho hay ông không thể hoàn thành 50 câu đề thi Toán trong 90 phút. Đặc biệt, với 5 câu khó nhất (mã đề 120), Giáo sư Dũng mất gần một tiếng để giải 4 trong số 5 câu. Còn câu cuối cùng, ông đã không thể giải nổi trong một giờ tiếp theo.

Về 05 câu khó nhất này, TS. Trần Nam Dũng, ĐH KHTN – ĐH Quốc gia TP.HCM (Huy chương bạc Olympic Toán quốc tế năm 1983) cũng gặp khó. Ông mất 30 phút cho 3 câu đầu, 1 câu ông bó tay và 1 câu ông không muốn giải tiếp vì “quá ngán”.

Báo Công luận
Đề thi toán trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 được đánh giá là quá khó. Ảnh: T.L 

2. Chiều 28/6, sau khi kỳ thi THPT Quốc gia 2018 khép lại, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo và cho biết: Năm 2018, đề thi được tăng cường độ phân hóa, có những câu rất dễ đến câu khó. Để tăng độ phân loại thí sinh, đề thi phải có một số câu hỏi được tăng độ khó lên. So sánh với năm 2017, độ khó tăng lên là hiển nhiên vì nội dung được mở rộng cả phần kiến thức lớp 11.

Tuy nhiên, đa phần các ý kiến của cả người dạy và người học cho rằng, đề thi Toán không định hướng được cách dạy và học môn này trong tương lai. Ngược lại, đề sa đà vào chiêu thức, mẹo vặt, tạo cơ hội cho thí sinh học tủ, luyện thi.

“Đề thi Toán THPT Quốc gia không tốt. Những bài quá khó và mẹo mực cho vào đề thi THPT, cộng với đề bài quá dài, là hoàn toàn sai mục đích của kỳ thi “2 trong 1”. Về nguyên tắc, học sinh nắm vững kiến thức như trong Sách giáo khoa là phải làm được mọi bài kiểm tra. Còn ở đây, giỏi mấy cũng không làm nổi nếu không học mẹo trúng tủ. Người ta chống chế rằng học sinh được luyện thi sẽ giải được, không thấy đề quá khó. Đấy chính là sự phản giáo dục khi biến việc học thành trò luyện thi. Với kiểu này, “Việt Nam không còn một nền giáo dục mà chỉ còn một nền thi cử”, mượn lời của một cố vấn Thủ tướng Ấn Độ nói về giáo dục của nước họ”, GS Nguyễn Tiến Dũng nêu ý kiến.

Về việc Bộ GD-ĐT cho biết cách làm đề học tập từ các kỳ thi SAT (Mỹ), GS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định mọi bài toán trong SAT và SAT 2 ông đều làm được dễ dàng, không như đề Toán trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018. Tuy cùng là trắc nghiệm, đề của họ trong sáng chứ không lắt léo, mẹo mực như đề thi trên.

TS. Trần Nam Dũng cũng đánh giá đề thi môn Toán dở khi không dành cho học sinh thông minh, có kiến thức vững mà lại dành cho những thí sinh luyện thi nhiều, trúng tủ và may mắn. “Quan trọng không phải đề thi khó, có thí sinh điểm 10 hay không mà sẽ tác động đến việc dạy và học cho những năm sau. Với đề như thế này, tôi cũng không biết phải dạy như thế nào”, TS. Trần Nam Dũng nói.

3. Những tranh cãi về độ khó, dài và đánh đố của đề thi Toán, sự “phi thực tế” của đề Ngữ văn (Câu hỏi thí sinh về quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: “Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/Tiềm lực còn ngủ yên” đã không còn phù hợp với thực tiễn hôm nay, khi đất nước đang hướng tới nền kinh tế tri thức – PV) phần nào cho thấy sự lúng túng, vội vàng, thậm chí cẩu thả của Bộ GD-ĐT.

Có ý kiến cho rằng, do năm 2017 có quá nhiều điểm 10 môn Toán, nên đề Toán năm nay trở nên quá khó, trở thành bức tường vời vợi với đại đa số thí sinh. Từ đó, đã không thể đánh giá đúng năng lực của người học và định hướng dạy học sau này. Nhất là trước đó, năm 2016, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã khẳng định thí sinh chỉ cần học trong Sách giáo khoa là làm được bài. Nhưng kiến thức trong sách giáo khoa và nội dung của đề thi thì “một trời, một vực” (?).

Theo thầy Trần Mạnh Tùng, học sinh lứa 2001 và giáo viên sẽ gặp áp lực lớn để ôn tập sao cho phù hợp đề thi. Để tham gia kỳ thi THPT Quốc gia, các em phải làm ít nhất 6 môn thi. Kỳ thi năm 2019 dự kiến có thêm cả kiến thức lớp 10. Nếu đề bài tương tự thế này, các em chắc chắn sẽ bị quá tải, đạt 7-8 điểm cũng phải học thêm bạc mặt.

Phải chăng, Bộ GD-ĐT đang lúng túng, vội vàng và “bội tín”, khi sự “phân hóa” của đề thi đi ra ngoài khuôn khổ sách giáo khoa, là gián tiếp cổ súy cho việc học thêm vô tội vạ ngoài nhà trường, đi ngược tinh thần giảm áp lực học tập và thi cử?

Kiên Giang

 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn