Dịch chuyển sản xuất và việc hưởng lợi từ dịch chuyển

Thứ hai, 06/05/2019 07:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong năm 2018, CBRE ghi nhận sự gia tăng chuyển dịch sản xuất từ nhiều nước vào Việt Nam trong đó đặc biệt là Trung Quốc. CBRE dự báo cho các quý còn lại năm 2019 và cả năm 2020, nguồn cung BĐS công nghiệp tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng để hưởng lợi từ việc dịch chuyển sản xuất này,

Điểm đến của dịch chuyển

Việt Nam đang được coi là điểm tìm đến của nhiều nguồn vốn và nhiều quốc gia (Ảnh TL)

Việt Nam đang được coi là điểm tìm đến của nhiều nguồn vốn và nhiều quốc gia (Ảnh TL)

Theo CBRE, xu hướng dịch chuyển sản xuất không quá mới khi chi phí sản xuất tại Trung Quốc tiếp tục tăng, khiến cho việc di dời dường như trở thành một sự lựa chọn khả thi về mặt tài chính đối với nhiều nhà sản xuất. Trong tương quan đến quy mô kinh tế của các nước Asean, Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất này.

Theo kết quả khảo sát được thực hiện bởi UBS Evidence Lab vào tháng 11 năm 2018, dựa trên phản hồi từ hơn 200 công ty sản xuất có lượng xuất khẩu đáng kể hoặc cung cấp cho các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc, các động cơ chính thúc đẩy sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc bao gồm: Chi phí và tiêu chuẩn về môi trường thấp hơn; ít rủi ro chiến tranh, rào cản thương mại; chi phí lao động thấp hơn; giá đất rẻ hơn; dễ dàng tiếp cận vào chuỗi cung ứng; cơ sở hạ tầng tốt hơn; nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp, đồng Nhân dân tệ mất giá.

Trong tương quan đến quy mô kinh tế của các nước Asean, Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất này do các chỉ số kinh tế quan trọng. Tăng trưởng GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát vẫn duy trì ở mức tích cực trong khi chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng... là một trong những yếu tố để Việt Nam tạo ra thu hút sự dịch chuyển này. Các yếu tố này ngành càng quan trọng hơn trong khi tính cạnh tranh của Việt Nam về chi phí đầu tư đất và lao động (so với Trung Quốc và các nước láng giềng khác) đã được chỉ ra trong nhiều khảo sát tiếp tục được duy trì.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã chi hàng tỷ Đô la cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng để giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế, theo thống kê bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á & Bloomberg, đầu tư vào cơ sở hạ tầng của khu vực công và tư của Việt Nam đạt trung bình 5.7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất Đông Nam Á và chỉ đứng sau Trung Quốc so với toàn châu Á.

Xu hướng này cho thấy sự thành công trong việc cải thiện các dự án hạ tầng trọng điểm như những tuyến đường cao tốc mới, mở rộng các cảng biển và sân bay, đã thu hút các chủ đầu tư khu công nghiệp xây dựng mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp gần các cơ sở hạ tầng này. Và đổi lại, các chủ đầu tư khu công nghiệp có thể giới thiệu các dự án cơ sở hạ tầng mới này như một phần của đề nghị của họ để thu hút các khách thuê từ Trung Quốc.

Việt Nam – Điểm đến để tránh rủi ro

Theo CBRE, Việt Nam đang được coi là quốc gia có nhiều lợi thế trong dịch chuyển sản xuất (Ảnh TL)

Theo CBRE, Việt Nam đang được coi là quốc gia có nhiều lợi thế trong dịch chuyển sản xuất (Ảnh TL)

Cũng theo CBRE, cho đến nay, chúng ta có thể thấy khi nhìn lại các loại thuế trên các sản phẩm như ti vi, điện thoạt di động mà một số thiết bị di động chưa được liệt kê vào trong danh sách của các ngành này. Đặc biệt là những doanh nghiệp lớn đều đang dịch chuyển một phần của chuỗi cung ứng của họ vào Việt Nam để giảm thiểu rủi ro chiến tranh thương mại.

Đơn cử, số lượng nhà máy tại Việt Nam được liệt kê vào trong danh sách nhà cung cấp của Apple đã tăng từ 16 nhà máy (năm 2015) lên 22 nhà máy trong năm 2018. Tất cả trong số đó đều là công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, hay tập đoàn Samsung Electronics công bố dừng hoạt động nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc vào cuối năm 2018. Còn tại Việt Nam tỷ lệ sản xuất nội địa nhảy vọt từ 34% tổng giá trị sản phẩm trong năm 2014 lên 57% trong năm 2017. Hiện tại, 29 công ty Việt Nam đóng vai trò là nhà cung cấp Số 1 của Samsung.

CBRE dự báo cho các quý còn lại năm 2019 và cả năm 2020, nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Việt Nam ở khắp Việt Nam tăng trưởng để hưởng lợi từ việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc.

Để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng, các chủ đầu tư bất động sản công nghiệp nước ngoài có thể tìm đến những đối tác trong nước với kinh nghiệm và quỹ đất lớn để giúp quá trình thâm nhập thị trường của họ được diễn ra nhanh. Ví dụ điển hình là liên doanh giữa Becamex và Warburg Pincus (BW Industrial) để cung cấp nhà xưởng và kho xây sẵn và xây theo yêu cầu tại các vị trí chiến lược ở Việt Nam. Liên doanh này đang có kế hoạch cung ứng hơn 2 triệu mét vuông diện tích thuê ở 8 vị trí khác nhau tại 5 thành phố công nghiệp bao gồm Bắc Ninh (Phía Bắc Việt Nam) và Bình Dương (Phía Nam Việt Nam).

Ngoài ra, với thị trường và khách thuê đang ngày càng am hiểu thị trường, chủ đầu tư cũng đa dạng sản phẩm cho thuê gồm đất cho thuê, nhà xưởng và kho xây sẵn cho thuê, bán xưởng và bán cho thuê lại để mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.

Tại một số vị trí chiến lược nhất định, CBRE cũng nhận thấy nhà xưởng xây sẵn cũng đang thay đổi, với nguồn cung dịch chuyển từ nhà xưởng một tầng truyền thống thông thường sang nhà xưởng cao tầng, khoảng từ 2 đến 6 tầng. Dù hiện tại nguồn cung nhà xưởng cao tầng còn hạn chế, đây có thể sẽ là một xu hướng mới khi Việt Nam mong muốn thu hút các ngành công nghệ cao và công nghiệp nhẹ vốn đòi hỏi nhà xưởng chất lượng cao.

Quỳnh Chi

Tin khác

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

(CLO) Ngày 22/4/2024, BSI - Tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh đã trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 cho các dòng/mã sản phẩm đang sản xuất tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Công ty.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số Apple “kém sắc”, Huawei “thắng đậm” tại thị trường nội địa

Doanh số Apple “kém sắc”, Huawei “thắng đậm” tại thị trường nội địa

(CLO) Huawei không chỉ đang có màn trở lại rầm rộ ở Trung Quốc mà còn trên đà vượt qua Apple tại thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

(CLO) Theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ôtô điện và plug-in hybrid (xe điện lai) sẽ đạt kỷ lục toàn cầu mới vào năm 2024 bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số thị trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp