Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi mới để nhập cuộc “Dòng chảy 4.0”

Thứ năm, 21/02/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo đột phá cho ngành công nghiệp dầu khí VN. Nhưng muốn hội nhập hiệu quả và đạt được thành công trong cuộc CMCN 4.0 vẫn rất cần sự đổi mới tư duy trong quản lý và điều hành, thực sự coi KHCN là công cụ quan trọng bảo đảm phát triển bền vững ngành dầu khí.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các doanh nghiệp thành viên đã chủ động hành động để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội.

Kỳ tích luôn bắt nguồn từ ứng dụng công nghệ

Không thể phủ nhận, việc coi trọng đầu tư khoa học kỹ thuật công nghệ cao nhiều năm nay đã giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) gặt hái được những “quả ngọt” trong hoạt động kinh doanh. Ngành Dầu khí được coi là ngành kinh tế kỹ thuật có hàm lượng khoa học công nghệ (KHCN) cao và cũng chính nhờ vậy mọi kỳ tích luôn bắt nguồn từ ứng dụng công nghệ. Điển hình là hoạt động ứng dụng từ rất sớm các công nghệ hiện đại như: khảo sát địa chấn 2D, 3D, cơ sở dữ liệu lớn, điện toán đám mây… trong nhiều lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong các nhà máy chế biến đạm, lọc dầu, xử lý khí… Chính vì thế Petrovietnam đã có 3 giải thưởng Hồ Chí Minh và 2 giải thưởng Nhà nước về KHCN. Công trình “Giải pháp thu gom và đưa khí vào bờ bằng đường ống trạng thái 3 pha” dài hơn 350km từ mỏ Lan Tây vào bờ, công suất 7 tỷ m3/năm, vận hành an toàn 15 năm là biểu tượng về KHCN, một công trình KHCN tầm cỡ khu vực. Chiến lược, định hướng đúng khi coi KHCN là nòng cốt của sự phát triển.

 Vì thế cũng dễ hiểu khi có một Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro) với sự phát hiện thân dầu trong đá móng ở mỏ Bạch Hổ được coi là một kỳ tích lịch sử mà KHCN chính là chìa khóa. Đây còn là đóng góp quan trọng cho khoa học dầu khí thế giới. Không riêng Vietsovpetro, Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PVE) cũng làm tốt nhiệm vụ khi biết tận dụng KHCN trong hoạt động. Theo đó, hầu hết các công trình đường ống dẫn khí lớn, các đường ống nội mỏ của Petrovietnam đều do PVE thực hiện. Bên cạnh đó, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong 10 năm vận hành, năng lực làm chủ KHCN, phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất chính là phương thức hiệu quả giúp Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã có hơn 163 sáng kiến, làm lợi cho Nhà nước 138 triệu USD. BSR đã thực hiện 33 đề tài nghiên cứu khoa học và phần lớn trong số đó đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

PVGas voi he thong cong trinh khi hien dai

Chủ trương... không đứng ngoài “cuộc chơi lớn”

Trong quá trình xây dựng và phát triển, PVN luôn coi khoa học công nghệ là nòng cốt. Vì thế, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên thế giới và từ khi nhận Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nhanh chóng phổ biến đến các doanh nghiệp để nghiên cứu, tìm hiểu và tìm giải pháp đưa CMCN 4.0 vào sản xuất. Đến nay PVN và các doanh nghiệp thành viên bước đầu đã tăng cường được nhận thức chung về CMCN 4.0 cũng như có những triển khai ứng dụng nhất định. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đưa ra định hướng chung: Lồng ghép, cập nhật kịp thời công nghiệp 4.0 vào các chương trình, kế hoạch đầu tư ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới đã, đang và sẽ triển khai; lựa chọn một hoặc một số dự án trọng tâm áp dụng công nghiệp 4.0, nhằm tận dụng các cơ hội mang lại, theo kịp xu thế phát triển, giảm nguy cơ tụt hậu về công nghệ; áp dụng công nghiệp 4.0 trong chiến lược nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…

Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên đang từng bước nỗ lực làm tốt quá trình chuyển đổi “số” để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động. Đây là nền tảng quan trọng để có thể ứng dụng được các thành tựu của CMCN 4.0. Trong đó, toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển tự động vào hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp như: Triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP); cải tiến nâng cấp các phần mềm, các ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý; triển khai Internet of Things (kết nối vạn vật); nghiên cứu ứng dụng robot trong các hoạt động vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và dịch vụ đặc biệt khác có yếu tố nguy hiểm độc hại mà con người gặp khó khăn tiếp cận hoặc hiệu quả thấp… Đặc biệt quan trọng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã quan tâm đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy và kỹ năng số để có thể tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Và dấu ấn vào cuộc từ đơn vị

Rất nhiều công nghệ hiện đại đã được áp dụng trong ngành dầu khí đặc biệt là trong các hoạt động của từng đơn vị thành viên. Một trong những điểm sáng về vấn đề này phải kể đến Vietsovpetro, hiện đã ứng dụng hệ thống quản lý hiện đại vận hành trên mạng máy tính, kết nối Internet cho phép kết nối tích hợp thông tin xuyên suốt toàn bộ tổ chức với quy mô toàn bộ doanh nghiệp; ứng dụng ERP; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thiết kế các công trình dầu khí, duy tu bảo dưỡng trên các công trình biển, về địa chất, địa vật lý, khai thác và cơ sở dữ liệu báo cáo sản xuất hằng ngày về các giàn khoan, giếng khoan, tàu khoan, tàu dầu… Đặc biệt, Vietsovpetro đang từng bước áp dụng Hệ thống báo cáo quản trị thông minh BI (Business Inteligence) để tự động chuyển dữ liệu thành các dạng bảng báo cáo, hình ảnh trực quan cho phép người dùng xem và hiểu dữ liệu một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, dẫn đầu ngành công nghiệp khí Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các nhà máy xử lý, trạm phân phối khí của PV GAS được trang bị hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu, hỗ trợ vận hành giám sát và điều khiển từ xa (SCADA); hệ thống đóng ngắt khẩn cấp/dừng an toàn (SSD) được sử dụng để điều khiển các thiết bị bảo vệ thông qua các công tắc bảo vệ hoặc tín hiệu từ hệ thống phát hiện lửa và khí; sử dụng phần mềm quản lý tính toàn vẹn đường ống (PIMS) để quản lý các thông tin liên quan đến hệ thống đường ống giúp phân tích, đánh giá các kết quả khảo sát bên trong, bên ngoài đường ống, giúp nhận diện hiện trạng của đường ống hiện tại và đánh giá rủi ro, dự báo các nguy cơ cho đường ống trong tương lai… PV GAS không ngừng cải tiến, ngày càng tối ưu hóa hạ tầng công nghiệp khí; ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình xây dựng các công trình khí mới hoặc cải hoán, nâng cấp các công trình khí hiện hữu để tăng tính linh hoạt trong vận hành nhằm tăng năng suất và chất lượng của công trình khí; nghiên cứu ứng dụng robot trong các hoạt động vận hành, bảo dưỡng sửa chữa; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực vật liệu mới trong công nghiệp khí…

Hiện nay, PVN chủ trương hoàn thiện cơ chế, đổi mới quản lý, quản trị doanh nghiệp (DN) của Petrovietnam và các DN thành viên theo chuẩn quốc tế phù hợp yêu cầu của CMCN 4.0, trong đó cần cơ cấu lại cấu trúc sản phẩm theo hướng tăng tỷ phần sử dụng dầu khí làm nguyên liệu và giảm tỷ phần làm nhiên liệu; ưu tiên phát triển công nghiệp khí hoàn chỉnh, vì khí thiên nhiên là dạng năng lượng sạch, hiệu quả sử dụng cao, ít gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, ngành dầu khí cũng sẽ quyết liệt hơn nữa trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực vận hành, điều khiển các thiết bị, nhà máy, có thể kiểm soát, quản lý được các quy trình công nghệ liên quan. Và hơn thế, ngành dầu khí đang rất cần cơ chế, hành lang pháp lý phù hợp giai đoạn phát triển mới để phát triển bền vững.

Có thể khẳng định, trên nền tảng công nghệ hiện có, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chủ động và có đủ năng lực để chinh phục những thành tựu của CMCN 4.0. Bằng sự nỗ lực và những bước đi cụ thể và quyết liệt, công nghiệp 4.0 hứa hẹn sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam trong tương lai.

Hà Vân

Tin khác

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

(CLO) Trong tháng 3, Nga đã tăng nhập khẩu xăng từ nước láng giềng Belarus nhằm giải quyết nguy cơ thiếu hụt tại thị trường nội địa do việc sửa chữa đột xuất các nhà máy lọc dầu sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, theo bốn nguồn tin công nghiệp và thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

(CLO) Reuters đưa tin, trích dẫn các tính toán dựa trên hồ sơ và báo cáo của loạt công ty, các công ty phương Tây đã rời khỏi thị trường Nga phải chịu khoản lỗ hàng lên tới 107 tỷ USD, đồng thời mất đáng kể doanh thu.

Thị trường - Doanh nghiệp