Điểm mặt những rào cản doanh nghiệp phát triển

Thứ năm, 10/05/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chi phí đầu vào gia tăng, sự trỗi dậy của các đối thủ cạnh tranh, thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh không ổn định và biến động nhu cầu sản phẩm dịch vụ, là những rào cản khiến nhiều doanh nghiệp "chết yểu"

Bảng xếp hạng FAST500 - Top 500 doanh nghiệp (DN) tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2018 công bố ngày 7/3/2018 chỉ ra, năm 2018, tăng trưởng của DN có thể gặp phải 5 rào cản lớn cả bên trong lẫn bên ngoài. Con số GDP 7,38% trong Quý I, chắc chắn là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong nhiều năm qua. 

Có được kết quả vượt bậc này là nhờ sự cố gắng và quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như công sức của toàn dân, của toàn thể thành phần kinh tế; trong đó sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân là không hề nhỏ. Về rào cản nguồn vốn và gánh nặng chi phí, số liệu điều tra trực tiếp 695 doanh nghiệp mà nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện cho thấy, có tới 58% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã từng nộp đơn xin vay vốn ngân hàng. Tỷ lệ này cũng tăng lên theo quy mô doanh nghiệp, trong khi chỉ có 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ nộp đơn vay vốn thì tỷ lệ đối với doanh nghiệp qui mô lớn là 70%. Tỷ lệ này cũng thay đổi theo hình thức sở hữu doanh nghiệp, trong đó, DNNN và DNTN có tỷ lệ nộp đơn vay vốn lần lượt là 68% và 60%, trong khi tỷ lệ này đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là 48%. 

Bên cạnh đó, vẫn có sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các DN nhỏ và vừa và các DN lớn, giữa các loại hình doanh nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước. Kết quả thực nghiệm cho thấy, xác suất hồ sơ xin vay vốn được chấp nhận giải ngân sẽ bị giảm khoảng 23,7 đến 26 điểm phần trăm nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ thuộc DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, sẽ tăng khoảng từ 2,3 đến 2,8 điểm phần trăm nếu đó là DN thuộc sở hữu Nhà nước. Về rào cản nội tại của doanh nghiệp, sự yếu kém về quản trị doanh nghiệp là rào cản lớn nhất và mang tính chất quyết định đến sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp. 

Báo Công luận
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được quan tâm nhiều hơn nữa để bắt kịp đà phát triển của đất nước. Ảnh minh hoạ - nguồn internet

Cũng theo nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chi phí sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có xu hướng tăng trong thời gian qua đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khoảng 11,4%. Điều này khiến tỷ lệ doanh nghiệp có lợi nhuận giảm đáng kể từ mức 63,2% xuống còn 40,6%. Chính phủ cơ bản mới xử lý được một vấn đề, đó là gia nhập thị trường, còn cạnh tranh – vốn, hay chế tài thực thi hợp đồng kinh doanh hay việc rút lui khỏi thị trường vẫn còn chưa được cải thiện nhiều. Do đó, doanh nghiệp Việt vẫn khó có đủ năng lực cạnh tranh, khó tạo động lực thực sự. Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp đang gặp khó khăn ở rất nhiều phương diện, từ khách hàng, thị trường, tiếp cận vốn vay, lao động và chất lượng lao động đến thanh tra, kiểm tra, tiếp cận đất đai… 

Về thủ tục hành chính thì thuế, phí, lệ phí, đất đai, quản lý thị trường… vẫn là những khó khăn của doanh nghiệp. Hiện nay Chính phủ mới đang tập trung giải quyết các vấn đề chi phí kinh doanh, còn rủi ro pháp lý thì lại chưa được quan tâm nhiều. Đơn cử như những điều kiện kinh doanh mà Chính phủ đang yêu cầu các bộ, ngành phải cắt giảm từ 30-50%. Nếu làm được, chi phí tuân thủ của DN sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, cắt bỏ điều kiện kinh doanh mới chỉ là điều kiện đầu tiên. Phải tính tới việc thiết kế những chính sách thúc đẩy cạnh tranh bởi chính sách cạnh tranh mới là trái tim của nền kinh tế, giúp nền kinh tế phát triển bền vững và dài hạn. Để giải quyết được cả những rào cản này cần sự chung tay không chỉ ở Chính phủ mà ở cả xã hội. 

Đầu tiên là giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của các doanh nghiệp. Chúng tôi khuyến nghị tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tạo điều kiện phát triển một cách hài hòa giữa các khu vực trong nền kinh tế; cải cách thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép thành lập đăng ký kinh doanh, thủ tục thuê đất, thủ tục cấp tín dụng. Về mặt đầu tư, cần có định hướng và thực hiện việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để giảm áp lực cho hệ thống giao thông đường bộ, bao gồm các hệ thống cảng, hệ thống kho bãi, sân bay, đường sắt. Việc xây dựng, lập kế hoạch, phê duyệt, triển khai tốt nhất cần được thực hiện thông qua phối hợp đa lĩnh vực (trong nhiều trường hợp là đa ngành), có tham khảo ý kiến rộng rãi của các đơn vị tham gia lĩnh vực vận tải hoặc liên quan đến năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó cần những biện pháp quyết liệt để giảm các khoản chi phí không chính thức, đồng thời, cần hạn chế tính độc quyền trong quá trình khai thác các hệ thống giao thông. 

Nhà nước cần mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước được tham gia khai thác và vận hành các cơ sở hạ tầng logistics, theo đó, các hệ thống giao thông lạc hậu như đường sắt mới có thể thu hút thêm các nguồn lực cũng như có động lực để cạnh tranh và phát triển. Chính phủ tập trung cải cách bộ máy thực thi các chính sách, pháp luật thuế hiện hành theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường áp dụng thuế điện tử, giảm bớt các hoạt động thanh kiểm tra không cần thiết; phấn đấu giảm bớt sự khác biệt giữa các nhóm mặt hàng chịu các mức thuế VAT khác nhau; cân nhắc giảm bớt các hình thức ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp lớn để tạo môi trường kinh doanh công bằng cho các thành phần kinh tế; và Nhà nước nên cân nhắc giảm các loại phí. Về chính sách hải quan, khuyến nghị cơ quan hải quan cần hướng dẫn chính sách, pháp luật hải quan kịp thời cho doanh nghiệp. 

Trong thời gian tới, các hình thức thông báo điện tử trực tiếp cho các doanh nghiệp liên quan cần được nghiên cứu triển khai. Bên cạnh đó cần tăng cường công khai, minh bạch thông tin cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi trong nộp lệ phí hải quan và nộp thuế. Cần có những chính sách rộng mở hơn nữa. Cụ thể, tiếp tục đổi mới hơn nữa cơ chế, chính sách; Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNTN phát triển; Đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư song song với việc hỗ trợ và cung cấp những thông tin cần thiết trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giúp DNNT đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng kinh doanh. 

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, thực hiện một Chính phủ kiến tạo bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,  tạo dựng minh bạch hệ thống thông tin quản lý trong xã hội. Thông điệp của Chính phủ như vậy cũng là rõ và đủ rồi, giờ cần có hành động cụ thể. Hành động này phải đủ mạnh mẽ để tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá./.

Cẩm Tú

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp