Điểm sàn các ngành sức khỏe cao nhất là 22 điểm, thấp nhất 19

Thứ năm, 17/09/2020 15:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiến sĩ Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) nhận định, với mức điểm này, những trường tốp dưới không khó khăn hay lo lắng trong tuyển sinh vì nguồn tuyển lớn.

Sáng 17/9, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Hội đồng tư vấn xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trình độ đại học đối với các ngành sức khỏe có chứng chỉ, hành nghề năm 2020 đã thảo luận, phân tích dữ liệu, xác định và thống nhất ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Các phương án được lựa chọn đã nhận được sự thống nhất cao của tất cả các thành viên hội đồng.

Sau cuộc họp, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành  Sức khỏe có chứng chỉ, hành nghề trình độ đại học năm 2020.

Điểm sàn xét tuyển các ngành sức khỏe (ảnh TL).

Điểm sàn xét tuyển các ngành sức khỏe (ảnh TL).

Theo đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh nhóm ngành Sức khỏe có chứng chỉ, hành nghề trình độ đại học năm 2020 đối với thí sinh ở khu vực 3 có mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của tất cả các tổ hợp gồm 3 bài thi/môn thi như sau:

Đánh giá về ngưỡng điểm sàn sức khỏe năm 2020, GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho rằng, việc tăng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành sức khỏe so với năm ngoái là hợp lý, đảm bảo mặt bằng chung tuyển sinh giữa các trường đại học nhóm công lập và nhóm ngoài công lập.

Theo GS Tạ Thành Văn, ngưỡng điểm sàn không có quá nhiều ý nghĩa với Đại học Y Hà Nội bởi năm nào điểm trúng tuyển vào trường cũng cao hơn nhiều so với mức điểm sàn, tuy nhiên với các trường khác, nhất là khối dân lập đây là việc quan trọng, quyết định số lượng thí sinh trúng tuyển và quyết định sự phát triển của các trường.

Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cũng nhấn mạnh, đầu vào chỉ là một bước, quá trình đào tạo mới quan trọng, sản phẩm bác sỹ, nhân viên y tế sẽ do quá trình đào tạo quyết định.

Đồng tình với phương án điểm sàn được Hội đồng thống nhất, TS Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) nhìn nhận, quyết định của Hội đồng về mức điểm sàn khối sức khỏe là phù hợp. Mỗi nhóm tăng thêm một điểm so với năm ngoái là phù hợp với thực tế của năm nay.

TS Phạm Văn Tác phân tích thêm, dịch Covid-19 nên ngành giáo dục đã gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành đã tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Kết quả điểm thi cao hơn so với năm ngoái, vì vậy, khối sức khỏe tăng một điểm là hợp lý. Với mức điểm này, những trường tốp dưới không khó khăn hay lo lắng trong tuyển sinh vì nguồn tuyển lớn.

Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cũng cho biết thêm, tới đây, các trường tốp dưới sẽ phải cố gắng vì sẽ có hệ thống thi và cấp chứng chỉ hành nghề theo năng lực.

Nếu học xong không được cấp chứng chỉ sẽ không được hành nghề. “Cho nên quá trình đào tạo mới là yếu tố quan trọng và quyết định”, TS Phạm Văn Tác khẳng định.

Cho rằng Hội đồng đã tính toán hết sức chỉn chu, khoa học để đưa ra mức điểm sàn hợp lý, PGS.TS Trần Công Luận, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Đô đánh giá, mức điểm sàn cao hơn năm ngoái là để bảo đảm chất lượng nhưng muốn hay không thì đầu ra mới là quan trọng.

Mức điểm sàn của ngành y không có ý nghĩa nhiều với các trường top đầu (ảnh Trinh Phúc).

Mức điểm sàn của ngành y không có ý nghĩa nhiều với các trường top đầu (ảnh Trinh Phúc).

Đầu ra để đủ tư cách hành nghề sẽ còn phải trải qua quá trình sát hạch với nhiều điều kiện quan trọng.

Nhận xét về mức điểm sàn ngành sức khỏe, ông Lê Công Cơ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) cho rằng, đây là mức điểm hài hòa và hợp lý.

Tuy nhiên, với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 tác động đến kinh tế đất nước nói chung và của TP Đà Nẵng nói riêng, ông Lê Công Cơ mong rằng, số thí sinh xét tuyển và đi học đại học sẽ đông hơn năm ngoái.

Trinh Phúc

Tin khác

Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

(CLO) Nhiều người sau khi được phong giáo sư, tiến sĩ của các tổ chức nước ngoài, khi quay về cuộc sống đời thường vẫn "chứng nào, tật nấy”, thậm chí vướng vào lao lý, bị pháp luật trừng phạt.

Giáo dục
Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục