Thực phẩm bẩn vẫn "rình rập" mùa lễ hội

Thứ tư, 20/02/2019 15:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều điểm kinh doanh ăn uống dịp lễ hội mọc lên tự phát nên việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, do đó cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của cơ quan chức năng nhằm xử lý dứt điểm.

Bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ảnh: Bá Hoạt

Bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ảnh: Bá Hoạt

Dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, song vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội vẫn là nỗi lo thường trực. Bởi lẽ, qua công tác kiểm tra cho thấy vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân…

Cảnh báo ngộ độc thức ăn tự chế biến Theo thống kê của Bộ Y tế, dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, các cơ sở y tế trong cả nước đã tiếp nhận 3.738 trường hợp bệnh nhân đến khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, trong đó 896 trường hợp được xác định là ngộ độc, say rượu, bia; 817 trường hợp khai do ngộ độc thức ăn tự chế biến.

So với cùng kỳ Tết Mậu Tuất 2018, số ca khám, cấp cứu ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa giảm 14%, số ca ngộ độc (say) rượu, bia giảm 19% nhưng số ca ngộ độc thức ăn tự chế biến tăng 23%...

Trước thực trạng trên, để đảm bảo ATTP mùa Lễ hội Xuân 2019, tiếp tục thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành TW về ATTP triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP Nguyễn Thanh Phong đã yêu cầu Ban Quản lý ATTP TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Đà Nẵng, Bắc Ninh; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo ATTP.

Ban chỉ đạo cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn trên địa bàn trong mùa Lễ hội Xuân 2019.

Bên cạnh việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATTP tại các lễ hội, sự kiện lớn trên địa bàn; bảo đảm ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phục vụ nhân dân, du khách; lực lượng chức năng xử lý nghiêm tổ chức, các nhân vi phạm về ATTP và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các địa phương tiếp tục tham mưu cho Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP của tỉnh, thành phố triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP mùa Lễ hội Xuân 2019; báo cáo công tác bảo đảm ATTP mùa Lễ hội Xuân 2019 trước ngày 31/3/2019.

Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 của TP Hà Nội do ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức).

Đoàn đã kiểm tra 3 nhà hàng, phát hiện nhiều vi phạm ATVSTP. Cả 3 nhà hàng đều bảo quản thực phẩm không đúng quy định, 2/3 nhà hàng vệ sinh bát ăn không đạt yêu cầu, 2/3 nhà hàng chưa xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm.

 Ông Trần Văn Chung đã yêu cầu lập biên bản xử lý vi phạm nhà hàng Doanh Hạnh và nhà hàng Năm Thành (khu vực chùa Hương). Tại thời điểm kiểm tra, chủ 2 nhà hàng này đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh được nguồn gốc thực phẩm.

Ngay lối vào 2 nhà hàng này, thực phẩm sống, chín để lẫn lộn trên bàn không được che đậy, bảo quản. Khu vực rửa bát của 2 nhà hàng cũng tạm bợ, bát rửa xong được đặt ngay xuống đất.

Riêng tại nhà hàng Doanh Hạnh, qua xét nghiệm nhanh, 10 mẫu bát có 9 bát rửa không sạch. Còn tại nhà hàng Năm Thành, tủ đựng những túi đá viên dùng liền lại để chung cả thực phẩm sống.

Đoàn kiểm tra đã yêu cầu hủy bỏ toàn bộ những túi đá này để tránh nguy cơ ngộ độc hàng loạt.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trung bình mỗi ngày diễn ra khoảng 22 lễ hội.

Điển hình là Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) thu hút khoảng 7-8 triệu khách, Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) thu hút 2,5 triệu lượt khách, Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) thu hút khoảng 2 triệu lượt khách…

Phương Nhi

Tin khác

Khách hàng nhận trái đắng khi mua hàng trên Shopee

Khách hàng nhận trái đắng khi mua hàng trên Shopee

(CLO) Ngày nay, mua sắm trực tuyến (online) đang là xu thế được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Song, bên cạnh những tiện ích trong mua sắm, việc mua hàng trên mạng cũng tiềm ẩn nguy cơ cao mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Đời sống
Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

(CLO) Cho biết năng lượng tái tạo và du lịch được quy hoạch là 2 trong những mũi nhọn kinh tế, Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa quy hoạch để trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước.

Đời sống
Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

(CLO) Chiều 19/4, thông tin từ UBND xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến 1 thiếu niên mất tích.

Đời sống
Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

(CLO) Đội 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) vừa phát hiện 2 cơ sở kinh doanh tại huyện Thanh Trì đang bày bán hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đời sống
Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

(CLO) Ngày 19/4, Đội 11, Cục Quản lý thị trường Nghệ An (QLTT) cho biết đã lập biên bản vi phạm hành chính trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Đời sống