Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn:

Định lại vị thế trung tâm

Chủ nhật, 03/02/2019 02:10 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn do gia đình Hứa Bổn Hỏa - một trong tứ đại hào phú của Sài Gòn nửa đầu thế kỷ 20 đóng góp xây dựng và đưa vào hoạt động ngày 25/1/1937. Bệnh viện đa khoa Sài Gòn hiện còn sở hữu vị trí đắc địa bậc nhất TP.HCM.

Bệnh viện đa khoa Sài Gòn tọa lạc tại 125 Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1 - nơi được cho là khu vực trung tâm của quận trung tâm TP.HCM, tập trung đông dân cư, đặc biệt là khách du lịch trong và ngoài nước. Mấy năm trở lại đây, với đội ngũ y bác sĩ liên tục được đào tạo chuyên sâu, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn, đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên tận tình, chu đáo, hết lòng với bệnh nhân. Cùng cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị, máy móc xét nghiệm và điều trị được đầu tư bài bản, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn bắt đầu thể hiện rõ nỗ lực để trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín không chỉ đối với người dân thành phố mà còn với khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Sở hữu vị trí đắc địa ở khu vực trung tâm TP.HCM được cho là nguyên nhân chính phát sinh những xáo trộn, kìm hãm sự phát triển của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn trong một thời gian dài.

Sở hữu vị trí đắc địa ở khu vực trung tâm TP.HCM được cho là nguyên nhân chính phát sinh những xáo trộn, kìm hãm sự phát triển của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn trong một thời gian dài.

Ấn tượng gần đây nhất với người dân TP.HCM và du khách quốc tế là mô hình xe cấp cứu cơ động 2 bánh đầu tiên ở Việt Nam mà Bệnh viện đa khoa Sài Gòn đang thí điểm. Đây là đề tài sáng tạo khoa học kỹ thuật của Bệnh viện đa khoa Sài Gòn nhằm đáp ứng yêu cầu cấp cứu người dân trên địa bàn đông dân cư, khách du lịch tập trung đông và nhiều lễ hội như khu vực trung tâm của TP.HCM.

Phương tiện cấp cứu này bước đầu đã đáp ứng được kỳ vọng giúp các y, bác sĩ tiếp cận người bệnh hoặc người bị tai nạn trong thời gian nhanh nhất để kịp thời sơ, cấp cứu tại chỗ trong điều kiện xe cứu thương 4 bánh khó tiếp cận được hiện trường. Mặc dù mới thử nghiệm nhưng bước đầu được nhiều người dân và du khách thụ hưởng đánh giá cao về tính hiệu quả, nhất là trong các trường hợp biến cố sức khỏe mà ở đó sự sống được tính bằng giây. Điển hình gần đây nhất, một khách quốc tế trong lúc vui chơi bị ngưng thở đột ngột do sử dụng chất kích thích quá liều, dù đường nhỏ người đông ở tại khu phố Tây – Bùi Viện nhưng chỉ tích tắc trong vòng vài phút, bằng xe cấp cứu 2 bánh, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Sài Gòn đã tiếp cận và cứu sống bệnh nhân mà không để lại một di chứng nào… Sau một thời gian ngắn thí điểm, phương tiện cấp cứu này không chỉ “lấy lòng” người dân mà còn được giới chuyên môn đánh giá cao và nhiều bệnh viện xin được áp dụng thử nghiệm mô hình cấp cứu này.

Một động thái định vị trung tâm của Bệnh viện đa khoa Sài Gòn trong thời gian gần đây còn thể hiện rõ trong việc công mở phòng khám dành cho bệnh nhân trong và ngoài nước, chủ yếu đáp ứng nhu cầu bệnh nhân người ngoài, đặc biệt là khách du lịch khi đến TP.HCM.

1

Theo Giám đốc Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nguyễn Đức Vũ, phòng khám quốc tế được bố trí ở vị trí thuận lợi nhất của bệnh viện để bệnh nhân dễ dàng tiếp cận sử dụng. Tại đây, các hoạt động tư vấn, khám bệnh, chẩn đoán, xét nghiệm ban đầu được thực hiện ngay tại phòng khám nhằm giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian chờ đợi, di chuyển và thực hiện cận lâm sàng. Đối tượng bệnh nhân hằng ngày đến với phòng khám phần lớn là khách quốc tế, nên ngay từ đầu Bệnh viện đa khoa Sài Gòn xác định trách nhiệm của mình là rất lớn. Không đơn thuần là làm cho các bệnh nhân nước ngoài hài lòng về dịch vụ y tế tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, mà còn gây được ấn tượng tốt đối với du khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia, châu lục khác nhau về hệ thống y tế hoàn hảo của TP.HCM và nền y tế của Việt Nam hiện nay.

Vì vậy, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn còn nỗ lực tích hợp các yếu tố về chuyên môn cao, quy trình khép kín và dịch vụ chất lượng đạt chuẩn quốc tế nhằm tạo sự thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách đến khám. Phòng khám còn bố trí những bác sĩ khám, chữa bệnh là các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu của bệnh viện, nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: tổng quát, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa gan mật, chấn thương chỉnh hình, nội tiết, da liễu, răng hàm mặt, tai mũi họng…

Đặc biệt, là bệnh viện nằm ở vị trí trung tâm, tập trung nhiều du khách quốc tế nên bên cạnh các bác sĩ trực tiếp khám, chữa bệnh biết ngoại ngữ, tại phòng khám còn có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thành thạo nhiều ngoại ngữ chuyên ngành hỗ trợ trong suốt quá trình khám, chữa bệnh. Đây thật sự là bước tiến mới của bệnh viện trong việc nâng cao vị thế trung tâm, đổi mới phong cách phục vụ chuẩn quốc tế, hướng đến sự hài lòng của du khách khi sử dụng dịch vụ y tế của TP.HCM nói chung.

Cùng với sáng kiến cấp cứu bằng xe 2 bánh, hiệu quả của phòng khám phục vụ khách quốc tế đã phần nào cho thấy nét đặc biệt của một bệnh viện sở hữu vị trí đặc biệt này.

Cùng với sáng kiến cấp cứu bằng xe 2 bánh, hiệu quả của phòng khám phục vụ khách quốc tế đã phần nào cho thấy nét đặc biệt của một bệnh viện sở hữu vị trí đặc biệt này.

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nguyễn Đức Vũ cho biết, trung bình mỗi năm có khoảng 1.500 khách quốc tế ở nhiều châu lục khác nhau đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. Và số lượng bệnh nhân quốc tế có dấu hiệu tăng nhanh sau khi Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn chính thức mở phòng khám đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khám chữa bệnh cho người nước ngoài. Những bệnh nhân này phần lớn là khách du lịch và các chuyên gia đang sống và làm việc tại TP.HCM.

Cùng với sáng kiến áp dụng mô hình cấp cứu bằng xe 2 bánh phù hợp với điều kiện giao thông của khu vực, việc đầu tư phát triển phòng khám phục vụ cho người nước ngoài đã phần nào cho thấy Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn từng bước xác lập lại lợi thế vị trí trung tâm, phù hợp với hướng phát triển du lịch y tế của TP.HCM.

Theo thống kê, trong năm qua có khoảng 80.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam du lịch kết hợp khám chữa bệnh, trong đó riêng TP.HCM đón khoảng gần 40.000 lượt khách, thu về hơn 1 tỷ USD. Và theo dự báo số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch kết hợp khám chữa bệnh sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Dẫu biết rằng chăm sóc bệnh nhân quốc tế, nhất là bệnh nhân nhiều thành phần đến từ nhiều quốc gia khác như TP.HCM là không hề đơn giản, nhưng với nguồn khách du lịch tập trung đông và đang có những đánh giá tích cực về trình độ chuyên môn y tế, chất lượng dịch vụ phục vụ từ du khách quốc tế trong thời gian gần đây đang mở ra nhiều cơ hội cho Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn xác lập lại vị thế trung tâm - bộ mặt của ngành y tế, chăm sóc sức khỏe của TP.HCM đối với du khách trong và ngoài nước.

Thanh Hải

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe