Doanh nghiệp chế biến dừa gặp khó

Thứ sáu, 03/04/2015 13:21 PM - 0 Trả lời

Doanh nghiệp chế biến dừa gặp khó

UBND tỉnh Bến Tre vừa họp bàn với Sở Công Thương, Cục Thuế, Ngân hàng, Hiệp hội dừa và các doanh nghiệp chế biến dừa trong tỉnh để tháo gỡ một số khó khăn xuất hiện từ 2013 và đầu năm 2014.
 
 Báo Công luận
Phân loại dừa trước khi chế biến cơm dừa nạo sấy
 
Theo báo cáo của Sở Công thương, các doanh nghiệp chế biến dừa trong tỉnh gặp khó khăn về hóa đơn đầu vào; qui định mới phải thanh toán qua ngân hàng đối với hóa đơn mua hàng hóa có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và khó khăn do tăng thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân.
 
Thực tế người trồng dừa ở Bến Tre phổ biến sở hữu vài ngàn mét vuông đất trồng dừa, thu hoạch từ 100– 500 trái dừa/tháng. Với sản lượng nhỏ, người trồng dừa không thể chở đến các điểm thu mua của doanh nghiệp để bán, vì đường xa, tốn thêm phí vận chuyển hoặc không có phương tiện để vận chuyển. Từ đó, người trồng dừa với diện tích nhỏ bán dừa thu hoạch cho một hộ nông dân cũng trồng dừa, nhưng có diện tích lớn hơn, có vốn liếng, lao động và phương tiện. Hộ nông dân này (được gọi là đại lý cấp 3) mua dừa trực tiếp của nông dân rổi đem bán cho điểm thu mua của doanh nghiệp.
 
Tuy nhiên, hầu hết các đại lý cấp 3 thu mua dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre đều không hội đủ điều kiện để đăng ký kinh doanh nên không có hóa đơn tài chính thông thường để giao cho người mua (là doanh nghiệp) theo qui định. Do đó, khi doanh nghiệp mua hàng, lập phiếu mua hàng lẻ, làm bảng kê số 1 theo qui định của Bộ Tài chính thì Cục thuế tỉnh Bến Tre không đồng ý cho doanh nghiệp mua hàng bằng bảng kê mà phải có hóa đơn tài chính. Doanh nghiệp yêu cầu xuất hóa đơn thì đại lý cấp 3 không bán dừa trực tiếp cho doanh nghiệp mà bán dừa qua trung gian (đại lý cấp 2) để được dễ dàng hơn, dù giá thấp hơn. Để cho người dân chịu bán dừa, doanh nghiệp phải nộp thuế thay cho người bán dừa và được Chi cục thuế huyện cấp hóa đơn thông thường làm chứng từ đầu vào hợp lệ. Tất nhiên là gây thêm gáng nặng cho doanh nghiệp mà hậu quả là giá thành sản xuất tăng cao, sản phẩm khó cạnh tranh. Năm 2013, vì lý do trên, chỉ tính riêng mặt hàng cơm dừa nạo sấy đã giảm 44% so cùng kỳ.
 
Về thanh toán phải qua ngân hàng đối với những hóa đơn mua hàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Thực tế có một số doanh nghiệp mua nguyên liệu trị giá trên 20 triệu đồng vẫn phải dùng tiền mặt, vì người bán không mở tài khoản tại ngân hàng. Mặt khác, mạng lưới ngân hàng và hệ thống ATM chỉ có ở trung tâm các huyện, thành phố, chưa có ở các xã nông thôn; người dân, nhất là dân nông thôn, đã quen với tập quán “tiền trao, cháo múc". Vì vậy, áp dụng thanh toán qua ngân hàng đối với những hóa đơn mua hàng từ 20 triệu đồng trở lên gây khó khăn cho doanh nghiệp và cả người dân.
 
Khó khăn kế tiếp mà các doanh nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre bức xúc là thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân tăng đột ngột và đột biến! Tăng đột ngột là văn bản ký ngày 31-12-2013 thì có giá trị hiệu lực ngay ngày 1-1-2014 và đột biến là tăng so với mức thuế cũ hơn ba lần mà không có lộ trình hợp lý. Hai khoản thuế trên cộng lại khoảng 1,7%, cao hơn nhiều so với mức 0,45% năm 2013. Tuy khoản thuế này do người bán chịu nhưng người bán gặp khó khăn thì doanh nghiệp cũng gặp khó khăn. Mặt khác, cách thu thuế đã chồng lên thuế: một trái dừa bán ra để làm nguyên liệu bị thu thuế nhiều lần: thu lần thứ nhất bán trái dừa, sau đó lần thứ hai bán vỏ dừa, xơ dừa, mụn dừa, nước dừa…làm cho giá thành sản phẩm cao không cạnh tranh được hàng cùng loại của các nước trong khu vực.
 
Sau khi nghe Sở Công Thương báo cáo và các doanh nghiệp trình bày thêm, ông Cao Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – nói: Cây dừa là thế mạnh số một của kinh tế vườn Bến Tre. Từ trái dừa trở thành nguyên liệu cho nhiều ngành chế biến chứ không chỉ có cơm dừa (không chịu thuế). Ngành thuế coi vỏ dừa, gáo dừa, xơ dừa, nước dừa… là phụ phẩm phải chịu thuế đầu vào. Ông Trọng chỉ đạo Cục thuế tỉnh kiến nghị Tổng Cục thuế là vỏ dừa, gáo dừa, xơ dừa… không phải là phụ phẩm mà là nguyên liệu cho các ngành chế biến khác và không phải chịu thuế.
 
Việc áp dụng thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân, ông Trọng đề nghị các doanh nghiệp chế biến dừa thống kê thiệt hại gửi Sở Công Thương, Cục thuế tỉnh để kiến nghị về trên xem xét giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp. Về việc phải thanh toán qua ngân hàng đối với những đơn hàng trị giá từ 20 triệu đồng trở lên, ông Trọng khuyến khích các cơ sở mua bán dừa nhỏ đăng ký lên doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích doanh nghiệp mua hàng bằng hợp đồng để hưởng ưu đãi theo Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời ông cũng đề nghị các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới thu mua trực tiếp với người trồng dừa.
 
Riêng đối với Sở Công Thương, ông Trọng chỉ đạo Trung tâm khuyến công nâng cao chất lượng hoạt động từ cơ sở đến doanh nghiệp theo mức độ kinh doanh, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thực hiện mua bán nông sản theo hợp đồng. Sở Công Thương tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp cung ứng dừa nguyên liệu cho các nhà máy chế biến theo hợp đồng, hình thành mạng lưới thu mua, phân phối hàng nông sản, trong đó có dừa nguyên liệu, ngày càng ổn định./.
Theo Báo Hải quan

Tin khác

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp