Doanh nghiệp không vì lợi nhuận thuần tuý mà tiếp tay cho gian lận

Thứ hai, 15/07/2019 14:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Công Thương đang xây dựng một thông tư hướng dẫn việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò và trách nhiệm, không vì thuần túy lợi nhuận, tiếp tay cho các hành vi gian lận, nguy cơ làm tổn hại cả nền kinh tế.

Nguy cơ cả nền kinh tế nước nhà bị tổn hại là rất lớn nếu DN chỉ vì chạy theo lợi nhuận thuần túy mà tiếp tay cho gian lận. (Ảnh TL)

Nguy cơ cả nền kinh tế nước nhà bị tổn hại là rất lớn nếu DN chỉ vì chạy theo lợi nhuận thuần túy mà tiếp tay cho gian lận. (Ảnh TL)

Ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Song, bên cạnh đó, cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ, trong đó, nguy cơ lớn nhất mà chúng ta đang được cảnh báo từng ngày, từng giờ, đó là việc một số nước lợi dụng các ưu đãi về thuế quan mà Việt Nam được hưởng để xuất khẩu hàng hóa của họ sang nước thứ ba.

Điều này cũng đã được Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) chỉ rõ, tình trạng gian lận là hàng xuất xứ Việt Nam để xuất đi nước ngoài hưởng ưu đãi thuế quan hoặc lẩn tránh thuế cao ngày càng diễn biến phức tạp.

Theo Báo cáo cạnh tranh của Bộ Công Thương, chỉ tính riêng trong năm 2018, Việt Nam đã đối mặt với 140 vụ kiện phòng vệ thương mại từ các nước. Chiếm nhiều nhất trong tổng số các vụ kiện là hình thức chống bán phá giá (87 vụ), tiếp theo là chống trợ cấp (37 vụ) và 16 vụ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu. Hai thị trường chúng ta gặp nhiều vấn đề nhất liên quan đến câu chuyện xuất xứ hàng hóa phải kể đến thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Bởi đây là hai thị trường nhập khẩu lớn nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam.

Giới chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo: Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung Quốc căng thẳng cũng tạo ra nguy cơ Việt Nam bị lợi dụng để đưa hàng vào Việt Nam sau đó xuất khẩu sang Mỹ. Đây không chỉ là trách nhiệm của DN mà còn là trách nhiệm của nhà quản lý trong việc ngăn chặn nguy cơ này. Chính Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng thừa nhận, thực trạng của việc gian lận xuất xứ hiện nay đặt ra vấn đề cần phải hoàn thiện khung khổ pháp luật.

Không chỉ hàng hóa xuất khẩu bị “đội lốt” hàng Việt, mà ngay chính hàng hóa trong nước làm giả cũng đang bị giả mạo là hàng “made in Vietnam”. Sự việc của Asanzo diễn ra mới đây hay tình trạng nông sản “đội lốt” xuất xứ Đà Lạt đánh lừa người tiêu dùng… là những minh chứng cho thấy còn tồn tại quá nhiều lỗ hổng trong khung khổ pháp lý để các đối tượng dễ dàng lợi dụng.

Chính vì thế, Chính phủ đã có những động thái nhằm siết chặt tình trạng này. Mới đây nhất là Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” do đích thân Thủ tướng Chính phủ ký. Và thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương cho biết Bộ cũng đang xây dựng một thông tư hướng dẫn việc cấp chứng nhận sản xuất tại Việt Nam, dành cho mọi sản phẩm tiêu thụ tại Việt Nam.

Đó chính là quyết tâm mạnh mẽ của nhà quản lý trong việc ngăn chặn những hành vi gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ hàng hóa để bảo vệ các DN chân chính. Những động thái đó là rất cần thiết, song sẽ là chưa đủ nếu chỉ một phía nhà quản lý nỗ lực ngăn chặn.

Bản thân các DN Việt Nam cũng cần nhận thức được rằng, nếu chỉ thuần túy vì lợi nhuận, đánh mất lòng tự tôn dân tộc, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ thì sẽ không chỉ chính DN đó bị thiệt hại, mà sẽ ảnh hưởng đến cả các DN làm ăn chân chính, lúc đó, nguy cơ cả nền kinh tế nước nhà bị tổn hại là rất lớn.

Đức Minh

Tin khác

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp