Doanh nghiệp là nòng cốt chuyển dịch ngành chăn nuôi

Thứ hai, 24/12/2018 11:45 AM - 0 Trả lời

(CLO Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, để ngành hàng thịt, đặc biệt là thịt lợn - một trong mũi nhọn chăn nuôi đủ sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu, bên cạnh việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tiêu thụ, thị trường... thì phải khuyến khích được những doanh nghiệp có tiềm lực lớn vào cuộc.

Cần đột phá, cải thiện 2 khâu yếu nhất

Báo Công luận
Với kỳ vọng bắt tay cùng các hộ chăn nuôi, Tổ hợp chế biến thịt lợn Masan tại Hà Nam sẽ đi vào sản cuất vào cuối tháng 12/2018

Việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến thịt lợn quy mô lớn, nhằm sớm đưa sản phẩm thịt lợn của Việt Nam đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và vươn tới xuất khẩu (XK) đang là kỳ vọng của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng được mối liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân chăn nuôi nhằm đảm bảo hài hòa, bền vững giữa các bên là vấn đề đang được quan tâm. 

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, một trong những khâu yếu nhất của ngành hàng chăn nuôi lợn thời gian qua đó chính là khâu tổ chức chế biến và phân phối lưu thông sản phẩm. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng thừa lợn từ cuối năm 2016 sang đầu năm 2017 một cách nghiêm trọng mà hơn 10 năm mới gặp. Chăn nuôi được coi là ngành có tiềm năng vô cùng lớn đối với Việt Nam; Tuy nhiên hiện nay, tỉ trọng kim ngạch XK của ngành chăn nuôi trong tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản lại đang rất thấp. Vì vậy để đạt được mục tiêu 40 tỉ USD kim ngạch XK nông lâm thủy sản hiện nay thì phải phấn đấu có sự tăng dần về XK của ngành chăn nuôi.

Để củng cố ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn nói riêng, không còn cách nào khác là phải tập trung cải thiện đối với 2 khâu yếu nhất là chế biến và phân phối lưu thông. Đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các DN có tiềm lực lớn của Việt Nam cũng như doanh nghiệp FDI cùng với các địa phương tập trung đưa những dự án chế biến sản phẩm thịt lợn hiện đại vào SX. Năm 2017 và năm 2018, đã có một số DN với dự án rất lớn hình thành mà trong đó phải kể đến là Dự án của Masan ở tỉnh Hà Nam. Tại đây, Masan đã tập trung đầu tư vào khâu khó nhất đó là tổ chức chăn nuôi theo chuỗi, gắn với dây chuyền công nghệ giết mổ hiện đại, có chế biến sâu.

Hiện nay, nhà máy giết mổ của Tập đoàn Masan là đơn vị có dây chuyền công nghệ hiện đại, với công suất rất lớn, lên tới 1,4 triệu con lợn/năm. Tuy nhiên cái khó hiện nay là Masan không thể tự sản xuất đủ nguyên liệu cho chế biến của nhà máy. Cụ thể giai đoạn I, Masan chỉ sản xuất với công suất khoảng 230 nghìn con/năm. Và để đủ nguyên liệu cho chế biến của nhà máy, không còn cách nào khác là Masan sẽ phải tổ chức liên kết chăn nuôi cùng với người dân.

Đẩy mạnh liên kết

Báo Công luận

Doanh nghiệp đang được coi là đòn bẩy đối với ngành chăn nuôi lợn

Hiện nay, sự cạnh tranh về các mặt hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường quốc tế ngày càng khốc liệt và thịt lợn cũng là mặt hàng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, định hướng trong thời gian tới chúng ta sẽ phải khuyến khích những DN có tiềm lực lớn, tập trung vào chuỗi giá trị trong chăn nuôi lợn một cách khép kín từ con giống, sản xuất thức ăn, tới tổ chức chăn nuôi cùng với đó là dây chuyền chế biến hiện đại... Các DN này không chỉ đủ sức cạnh tranh ở thị trường nội địa mà còn đặt mục tiêu làm sao trong thời gian ngắn nhất, có thể XK được thịt lợn.

Bên cạnh đó, sẽ phải đi đôi với việc khuyến khích, hướng các DN trong nước lẫn các DN đầu tư nước ngoài có mối liên kết chặt chẽ với người dân để hình thành mối liên kết trong chăn nuôi, xây dựng nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Bởi hiện nay, một bộ phận lớn nông dân vẫn chưa chuyển sang các thành phần kinh tế khác ngay được và vẫn có nhu cầu chăn nuôi lợn. Phương thức liên kết tốt nhất cho những hộ chăn nuôi này là tiến hành hợp tác trực tiếp SX ra lợn thương phẩm hoặc có điều kiện tốt hơn thì hợp tác với các DN lớn ngay từ khâu con giống.

Theo đó, bước đi của ngành hàng chăn nuôi lợn phải phù hợp với quá trình chung của chuyển dịch kết cấu lao động gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tùy vào tình hình, điều kiện cụ thể ở các địa phương và quy mô cấp hộ mà từ đó có những phương thức liên kết phù hợp. Trên cơ sở đảm bảo làm sao ngành hàng thịt lợn của Việt Nam vừa phải đủ sức cạnh tranh cao, được tổ chức sản xuất hiện đại song vẫn phải đảm bảo để không hộ nông dân, không người chăn nuôi nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển dịch.

Trở lại bài toán nguyên liệu của Tập đoàn Masan, về góc độ thực tế hiện nay, nếu ngay lập tức, nông dân chưa thể đủ điều kiện để thực hiện được việc liên kết chăn nuôi theo các yêu cầu kỹ thuật của Masan đề ra. Một là quy mô chuồng trại ở những vùng để đảm bảo vệ sinh môi trường cách biệt với khu dân cư là chưa thể đáp ứng được. Hai là phương thức sản xuất cũng như điều kiện kinh tế chưa cho phép người dân làm được ngay quy mô chăn nuôi đủ sức cạnh tranh để đưa vào chuỗi của Masan. Vì vậy, đây là vấn đề mà ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương sẽ phải vào cuộc quyết liệt để quy hoạch.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với tỉnh Hà Nam rà soát để hình thành những khu vực chỉ chuyên chăn nuôi lợn. Như vậy, mới có điều kiện để khuyến khích các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc hợp tác trong chăn nuôi nhằm nâng cao mức độ quản lí về môi trường. Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương xác định, thịt lợn là mặt hàng cần phải ưu tiên mở cửa thị trường tiêu thụ. Theo đó, hiện một số nước đã đồng ý cho nhập khẩu thịt lợn dạng chín từ Việt Nam và Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung quyết liệt cho việc mở cửa xuất khẩu sản phẩm thịt lợn sống trong thời gian tới.

Minh Phượng

Tin khác

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày mai (25/4).

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

(CLO) Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo, trong kỳ điều chỉnh ngày mai (25/4), giá xăng trong nước có thể giảm 250 - 300 đồng/lít, tùy loại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

(CLO) Ngày 22/4/2024, BSI - Tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh đã trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 cho các dòng/mã sản phẩm đang sản xuất tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Công ty.

Thị trường - Doanh nghiệp