Cần đầu tư tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiệu quả

Thứ ba, 26/03/2019 20:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả để phục vụ sản xuất nông nghiệp và mở rộng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân khu vực nông thôn.

Cần đầu tư tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiệu quả (Ảnh minh họa)

Cần đầu tư tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiệu quả (Ảnh minh họa)

Trong nhiều năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong các lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng và đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng tín dụng hiệu quả đối với lĩnh vực này.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2019, Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và mở rộng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân khu vực nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Cũng theo ông Đào Minh Tú, quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện thấp hơn từ 1%-2% lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Các ngân hàng cũng đồng thời triển khai nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn, và chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho lĩnh vực này…

Đặc biệt, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp đã được ngành ngân hàng triển khai sâu rộng, không chỉ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiêp nói chung mà còn chú trọng tới các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, liên kết với nông dân trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

Thực tế, nếu như trước đây chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thì hiện nay có tới 70 ngân hàng thương mại, hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia cho vay lĩnh vực này.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng đều qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm trở lại đây đạt gần 20% và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Trong đó năm 2017 và 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt mức 25,5% và 21,4%, cao hơn nhiều so với tốc độ 18,24% và 13,88% của tín dụng toàn hệ thống. Tính đến cuối tháng 12/2018, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này đạt 1.786.353 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 25% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ, vẫn còn có không ít những vướng mắc, rủi ro khi đầu tư tín dụng ở khu vực nông thôn. Cụ thể, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro như bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được triển khai mạnh mẽ nên đã ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị chưa được tổ chức và phát triển hợp lý; trình độ chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị gia tăng thấp. Các mô hình liên kết còn ít, chưa hiệu quả, gây khó khăn cho các TCTD trong việc kiểm soát dòng tiền khi cho vay chuỗi, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định,nhiều doanh nghiệp, hộ dân chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, tạo áp lực trong quản lý rủi ro cho các TCTD.

“Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tiếp tục coi nông nghiệp, nông thôn là một trong các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong đầu tư và mở rộng tín dụng; cải tiến quy trình, thủ tục tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, chú trọng phát triển mô hình ngân hàng lưu động ở những vùng khó khăn, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng khác”, Phó thống đốc nói.

Mô hình ngân hàng lưu động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội đặt tại hầu hết các xã, thôn, bản của 63 tỉnh, thành phố đã hỗ trợ tài chính và cung cấp dịch vụ ngân hàng tới đại đa số người dân trên phạm vi cả nước, kể cả người dân ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay đang triển khai khoảng 20 chương trình tín dụng chính sách dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có trên 85% dư nợ cho vay phục vụ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Kết quả đầu tư tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ giúp người dân, doanh nghiệp có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân khu vực nông thôn. Từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó tốc độ tăng trưởng năm 2018 đạt 3,76%, cao nhất trong giai đoạn 2012-2018, góp phần tích cực tạo sự bứt phá trong tăng trưởng GDP năm 2018 với mức tăng 7,08%.

Tuy nhiên, đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc như sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro như bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được triển khai mạnh mẽ. Thực tế này ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra các địa phương cần quan tâm chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp; chủ động triển khai, hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận tài sản hình thành trên đất nông nghiệp để người dân có thể làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp vay vốn để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có tài sản bảo đảm thế chấp vay vốn ngân hàng.

P.T

Tin khác

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp