Bảo tàng Hà Nội sẽ “kể” câu chuyện về lịch sử, văn hóa và con người đất Thăng Long

Thứ ba, 26/03/2019 11:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bảo tàng Hà Nội chiều 25/3 đã tổ chức giới thiệu thiết kế chi tiết trưng bày tầng 2 của Bảo tàng. Sau 9 năm hoàn thành phần “vỏ”, sắp tới, du khách sẽ có một địa chỉ mới để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội suốt chiều dài lịch sử hơn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội…

Theo đó, thiết kế chi tiết trưng bày tầng 2 nằm trong tổ hợp thiết kế trưng bày 3 tầng nhà, gồm tầng 2, tầng 3 và tầng 4 của Bảo tàng Hà Nội. Riêng khu vực tầng 1 sẽ dành làm không gian phục vụ với quầy bán vé, khu lễ tân, khu hàng lưu niệm, khu gửi đồ.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì cuộc họp giới thiệu thiết kế chi tiết trưng bày tầng 2 của Bảo tàng, ngày 25/3. Ảnh: Báo HNM

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì cuộc họp giới thiệu thiết kế chi tiết trưng bày tầng 2 của Bảo tàng, ngày 25/3. Ảnh: Báo HNM

Với thiết kế chi tiết trưng bày tầng 2 của Bảo tàng Hà Nội sẽ gồm 3 chủ đề: Thiên nhiên Hà Nội xưa và nay; Hành trình đến Thăng Long; Kinh đô Thăng Long trong thời Đại Việt.

Với chủ đề 1 “Thiên nhiên Hà Nội xưa và nay” sẽ có các hình ảnh giới thiệu về Hà Nội, động thực vật Hà Nội (điển nhấn về núi Ba Vì). Bên cạnh đó, phần này còn giới thiệu đến người xem các loại khoáng sản, bản đồ địa chính Hà Nội qua từng giai đoạn. Đồng thời, trong chủ đề 1 sẽ có tủ trưng bày rùa Hồ Gươm và hệ thống động thực vật tại Hồ Tây.

Chủ đề 2 về “Hành trình đến Thăng Long” giới thiệu đến công chúng các giai đoạn lịch sử của Hà Nội. Trong đó, nhiều tư liệu, hiện vật được trưng bày giới thiệu về Cổ Loa - Kinh đô của nhà nước Âu Lạc, Đại La - tên gọi cũ của Hà Nội xưa; các tủ hiện vật trưng bày trống đồng, văn hóa tiền Đông Sơn.

Chủ đề 3 về “Kinh đô Thăng Long thời Đại Việt” sẽ có các trưng bày khác nhau về thời Lý, Trần, Lê và Mạc. Đồng thời, trong khu vực trưng bày có nhiều hiện vật quý như Chiếu dời đô, bức ảnh về Nguyễn Trãi cao 3m và các mảnh vỡ kiến trúc, vật dụng trong đời sống hàng ngày bằng đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thiết kế nội dung Bảo tàng Hà Nội, bản thiết kế chi tiết sẽ còn một số thay đổi trên bản vẽ nhưng chỉ chiếm khoảng 5%.

Khách tham quan tìm hiểu các tài liệu, hiện vật tại lễ tiếp nhận của Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Khách tham quan tìm hiểu các tài liệu, hiện vật tại lễ tiếp nhận của Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Qua đó, có thể thấy, dấu ấn văn hóa Thăng Long - Hà Nội thấm đẫm trong các nội dung trưng bày của Bảo tàng Hà Nội, dù mỗi không gian đều chuyển tải những chủ đề khác nhau. Được biết, đề cương và kịch bản trưng bày tại Bảo tàng được các chuyên gia Pháp tư vấn, xây dựng, sau đó được điều chỉnh để phù hợp với lịch sử, văn hóa Hà Nội cũng như khả năng trưng bày của Bảo tàng. Trong quá trình trưng bày, Bảo tàng Hà Nội không dùng hiện vật tái tạo, hiện vật phục chế, có chăng chỉ là không gian tái tạo để đưa đến gần nhất cảm xúc của người xem. Bên cạnh các hiện vật gốc, trưng bày còn sử dụng các giải pháp công nghệ, các tư liệu bổ trợ, màn hình tra cứu, màn hình trình chiếu lớn sẽ được đưa vào trong trưng bày. Nhìn chung, hình thức trưng bày của Bảo tàng Hà Nội đảm bảo tính đổi mới, cung cấp nhiều thông tin câu chuyện đến với khách tham quan. Bên cạnh đó, còn có các khu trải nghiệm phục vụ khách tham quan theo nhiều nội dung khác nhau, ứng dụng công nghệ hiện đại, hấp dẫn.

Theo PGS TS Nguyễn Văn Huy – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: “Bản thiết kế của Bảo tàng Hà Nội đã bám khá sát vào hiện vật tư liệu bảo tàng có. Nhờ đó, chúng ta có thể hình dung bảo tàng trong tương lai. Hệ thống trưng bày đã tạo cho người xem sự tò mò khám phá dần dần các câu chuyện của Hà Nội, từ thiên nhiên cho đến các nghiên cứu khảo cổ học, giúp tăng thêm lượng thông tin cho người xem. Tuy nhiên, Bảo tàng Hà Nội cần làm việc nhiều hơn nữa để cụ thể hóa từng chi tiết, để nhóm triển khai thi công và nhóm thiết kế cụ thể có thể thi công sớm”.

Như trước đó, cuối tháng 2/2019 vừa qua, thành phố Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế tổng thể nội dung trưng bày Bảo tàng Hà Nội. Đây là tín hiệu vui cho ngành Văn hóa và người dân Hà Nội sau nhiều năm chờ đợi với không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình đi tìm phần “hồn” cho Bảo tàng Hà Nội.

Tổng diện tích trưng bày trong nhà Bảo tàng rộng gần 9.000 m2, vì vậy để hoàn chỉnh nội dung trưng bày sẽ là một khối lượng công việc tương đối lớn. Hiện nay, Bảo tàng đang khẩn trương thực hiện thiết kế chi tiết và chuẩn bị nội dung cho thiết kế chi tiết.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tiến Đà - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho biết, theo tiến độ, đến cuối năm 2019, Bảo tàng Hà Nội sẽ hoàn thiện nội dung để phục vụ thiết kế chi tiết và đến quý I/2020, sẽ hoàn thiện thiết kế chi tiết, bắt đầu triển khai thi công trưng bày. Để đảm bảo tiến độ, Bảo tàng thực hiện theo hình thức vừa thiết kế và vừa thi công trưng bày, dự kiến thời gian hoàn thành vào quý IV/2020.

PV

Tin khác

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa