Đổi mới, nâng cao chất lượng phải bắt đầu từ yếu tố con người!

Thứ năm, 31/05/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tiếp nối chủ đề “Công tác quy hoạch, thu hút cán bộ có năng lực, tâm huyết làm công tác Hội Nhà báo địa phương”, đăng trên số báo 21/2018, Báo NB&CL đã nhận được ý kiến trao đổi của Nhà báo Tạ Đình Nghĩa - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng. Trong đó nhà báo khẳng định: Hội Nhà báo muốn đổi mới, nâng cao chất lượng phải bắt đầu từ yếu tố con người.

1.Cùng với nhiểu đổi mới, sát hợp hơn với thực tiễn hoạt động báo chí cũng như yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập, Luật Báo chí 2016 đã dành hẳn một chương về Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) với nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng... Điều đó chỉ ra rằng hoạt động của HNBVN không chỉ đơn thuần là hoạt động của một tổ chức xã hội nghề nghiệp.

 Là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, nhiệm vụ của HNBVN đã được “luật hoá”, ngày càng nặng nề và phức tạp hơn trong thời đại truyền thông số.

Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân trong đó là sự chưa thống nhất về tổ chức bộ máy hoạt động của các HNB địa phương, dẫn đến thực trạng là bộ máy chưa hoàn thiện, chắp vá, mỗi nơi một kiểu, thiếu thốn cả về chất lượng đội ngũ lẫn cơ sở vật chất, kinh phí, hoạt động chưa đúng tầm của một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo. Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh đến vướng mắc lớn nhất là vấn đề con người.

Báo Công luận
Nhà báo Tạ Đình Nghĩa. 

2. Yếu tố nguồn nhân lực luôn là điều kiện tiên quyết cho sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động, trên mọi lĩnh vực. Nhưng rõ ràng, nhìn lại tổ chức HNB các tỉnh, còn không ít vị lãnh đạo địa phương chưa nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò, vị trí, chức năng và tạo điều kiện cho HNB có bộ máy, nhân sự đảm bảo hoạt động thực sự có hiệu quả.

 Đại đa số cán bộ chuyên trách - nhất là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - từ các cơ quan báo chí địa phương bị “đẩy” qua làm công tác Hội. Thường trực chuyên trách phần nhiều là cán bộ lớn tuổi, thậm chí đã nghỉ hưu, một số vốn chưa kinh qua thực tiễn viết báo, biên tập, hạn chế về trình độ, uy tín nghề nghiệp và cả kinh nghiệm công tác Hội. 

Bộ máy chuyên trách thiếu quy hoạch, thống nhất. Có nơi 3 biên chế, có nơi 5 biên chế,… Thực trạng này dẫn đến việc chủ trương, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của T.Ư Hội đề ra mỗi nơi triển khai thực hiện không đồng bộ; tùy thuộc vào mức độ “quan tâm” của cấp ủy, chính quyền địa phương và khả năng của cán bộ lãnh đạo từng Hội.

3.Đơn cử như HNB tỉnh Sóc Trăng, từ khi thành lập trải qua 4 nhiệm kỳ không có định biên, chỉ có cán bộ văn phòng, kế toán, thủ quỹ “hợp đồng thuê mướn”, cán bộ chủ chốt đều là kiêm nhiệm. Cán bộ dự kiến cho vị trí Chủ tịch tỉnh Hội cứ ra đại hội bầu bán là… “rớt” từ vòng BCH. 

Đến nhiệm kỳ này bắt đầu xây dựng được bộ máy chuyên trách, có đề án triển khai hẳn hoi, nhưng phải đến nửa năm sau đại hội mới được phân bổ 3 biên chế.

 Trong Ban Thường vụ có 5 đồng chí thì có đến 2 chuyên trách (một đương chức, một đã về hưu), trong đó có 1 đồng chí là lãnh đạo của Đài PT-TH tỉnh, còn báo Đảng địa phương chỉ có một cán bộ cấp phòng “lọt vào” Ban Chấp hành (?!!).

Tuy nhiên, rõ ràng rằng từ khi có bộ máy chuyên trách ổn định, dù còn nhiều hạn chế, khó khăn nhưng HNB tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực để hoạt động có nề nếp hơn.

 Hai năm qua đều triển khai thực hiện tốt các chủ trương chung của T.Ư Hội; vận động hội viên tích cực tham gia các Giải báo chí Quốc gia, các Giải báo chí toàn quốc và khu vực;… luôn quan tâm, chăm lo việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục và rèn luyện, bồi đắp đạo đức nghề nghiệp cho hội viên - nhà báo. Bên cạnh đó còn tổ chức được nhiều phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao, công tác xã hội - từ thiện,…

Báo Công luận
Trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Nhất, Nhì - Giải Báo chí tỉnh Sóc Trăng năm 2016. Ảnh - Chí Bảo  

4. Theo quy định “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở T.Ư, ở tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ công chức). 

Nghị định số 34/2012/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ thì quy định đối tượng áp dụng là “cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ công chức”, nhưng thực tế hầu như không nơi nào thực hiện mà cũng “chẳng biết kêu với ai”. 

Chưa kể việc sinh hoạt Đảng, chi đoàn thanh niên (đối với nhân viên cơ quan Văn phòng tỉnh Hội) thì phải “ghép” vào đơn vị, cơ quan khác, quyền lợi đoàn viên công đoàn bị “bơ vơ” nên càng khó đảm bảo được chất lượng công tác.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Thuận Hữu đã khẳng định: “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội là nâng cao đạo đức, trình độ nghiệp vụ của người làm báo trong thời kỳ mới, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hội viên, góp phần xây dựng môi trường hoạt động báo chí chuyên nghiệp”.

 Tôi cho rằng, muốn làm tốt điều đó, trước hết cần củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác Hội đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, năng lực, uy tín nghề nghiệp và chuyên môn công tác Hội.

 Song song với việc tạo cơ chế bằng chủ trương, nghị quyết, nghị định cụ thể của Đảng và Nhà nước thì cần tạo điều kiện để HNB địa phương tham gia ý kiến xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển báo chí địa phương cũng như các nhiệm vụ mà Luật Báo chí đã quy định; cần quan tâm thực hiện các chế độ chính sách hợp lý, hợp pháp đối với cán bộ Hội ở địa phương.

Tạ Đình Nghĩa

Tin khác

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

(CLO) Ngày 27/3, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng, phương pháp, tư duy dựng sản phẩm Longform bằng Canva và Sway cho các học viên là biên tập, phóng viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn.

Công tác hội
Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ; 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La, ngày 23/3, Báo Sơn La tổ chức giải thể thao Phan Xi Păng Báo Đảng các tỉnh khu vực Trung du - Miền núi phía Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2024.

Công tác hội
Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận, mổ xẻ và đưa ra giải pháp về các vấn đề bức thiết nhất của báo chí Việt Nam.

Công tác hội
Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

(NB&CL) Hội Báo Toàn quốc 2024 - một trong những sự kiện quy mô của giới báo chí trong năm 2024 - đã thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người làm báo và công chúng báo chí cả nước, là điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Công tác hội
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội