Đổi mới trong chính sách ưu đãi người có công

Thứ năm, 26/07/2018 14:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính sách, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội, mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, qua đó thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; giáo dục thế hệ trẻ có ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên, góp phần xây dựng đất nước, bảo vệ những thành quả mà ông cha đã ra sức giữ gìn.

Chính sách người có công đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành là Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/2/1947 quy định về “Hưu bổng thương tật, tiền tuất cho thân nhân liệt sỹ”, sau này đã được bổ sung bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948 quy định tiêu chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng “tử sỹ”, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối với các thương binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình liệt sỹ.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về ưu đãi người có công luôn được quan tâm, chú trọng, đã có trên 100 văn bản được ban hành của cơ quan hành chính Nhà nước dưới các dạng Nghị định, Quyết định, Thông tư. Đến nay, đã có 12 diện đối tượng người có công được quy định tại Pháp lệnh; toàn quốc đã xác nhận trên 9 triệu người có công, trong đó có trên 1,2 triệu liệt sỹ, 127.000 Mẹ Việt Nam Anh hùng, trên 800.000 thương binh, 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, gần 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận.

Chế độ ưu đãi đối với từng diện đối tượng người có công được quy định ngày càng đầy đủ, bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống. Trong đó, trợ cấp ưu đãi được quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, bảo đảm mức sống của người có công và thân nhân… với ngân sách nhà nước hàng năm chi trên 30.000 tỷ đồng; hàng năm Chủ tịch nước cũng dành gần 900 tỷ đồng tặng quà cho các đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán và dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ.

Cùng với chính sách của Đảng và Nhà nước, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được phát triển rộng khắp trong cả nước. Tính riêng từ năm 2013-2017, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương đã vận động được trên 17,8 tỷ đồng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của địa phương vận động được gần 5.200 tỷ đồng. Cả nước đã tặng 63.523 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng kinh phí gần 2.900 tỷ đồng; xây mới trên 44.650 nhà tình nghĩa, sửa chữa 40.760 nhà tình nghĩa trị giá hơn 10.700 tỷ đồng... Phong trào nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng được tiếp tục đẩy mạnh, với 100% Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các đơn vị, cơ quan phụng dưỡng.

Hiện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông đang chuẩn bị các bước để ra mắt Cổng thông tin điện tử về liệt sỹ, mộ liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ vào ngày 26/7 năm nay. Đây là hệ thống ứng dụng đầu tiên của Chính phủ được xây dựng, phát triển với mục tiêu cung cấp thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ đến với người dân; cập nhật, bổ sung và kiểm soát tính chính xác của các thông tin hiện tại của Cục Người có công đang quản lý, sử dụng. Việc xây dựng Cổng thông tin điện tử này không chỉ có ý nghĩa tâm linh, còn là nghĩa cử tri ân đối với những người đã hy sinh thân mình vì đất nước; tạo điều kiện cho nhân dân, thân nhân các liệt sỹ tiếp cận thông tin nhanh nhất; hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho thân nhân các liệt sỹ trong hành trình tìm mộ người thân, góp phần làm vơi đi nỗi đau chiến tranh.

Báo Công luận
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm người có công đang nuôi dưỡng, điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Duy Tiên. Ảnh: TTXVN. 

Về việc hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, có thể thấy hành lang pháp lý và cơ chế triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công đã tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Công tác quản lý đối với lĩnh vực ưu đãi người có công vẫn còn một số địa phương chưa chú trọng cải cách hành chính gắn với phòng chống tham nhũng trong việc xác lập hồ sơ hưởng chế độ và quản lý đối tượng người có công. Một số vấn đề trong xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người có công chưa được nghiên cứu, bổ sung, thống nhất...

Để tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đối với người có công đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ để hướng dẫn, triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công. Hiện, theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các địa phương đã, đang thực hiện việc tổng kết 5 năm việc thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 nhằm đánh giá toàn diện việc thực hiện Pháp lệnh để đề xuất với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số quy định trong chính sách người có công, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện tốt chủ trương của Đảng qua các thời kỳ Đại hội X, Đại hội XI, Đại hội XII.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cần nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa trong việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nhằm góp phần chăm sóc ngày càng tốt hơn người có công với cách mạng và gia đình họ, phát huy truyền thống quý báu "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt và lâu dài cần được tổ chức thực hiện thật tốt với tất cả lòng tri ân chân thành, tình cảm sâu sắc và việc làm cụ thể như tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; giải quyết căn bản việc xác nhận hồ sơ tồn đọng, xác nhận người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, cần quan tâm, thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình người có công, huy động mọi nguồn lực xã hội trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng truyền thống cách mạng, sự đóng góp, hy sinh của những người và gia đình người có công với cách mạng.

PV

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà tri ân 20 gia đình chiến sĩ Điện Biên

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà tri ân 20 gia đình chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; gặp mặt, tặng quà tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tin tức
“Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”

“Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”

(CLO) Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp tổ chức, tại Hà Tĩnh vào chiều 16/4, nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (01/5/1904 - 01/5/2024).

Tin tức
Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

(CLO) Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, mục tiêu là cuối năm 2024, phải chọn được nhà đầu tư, để năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ.

Tin tức
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(CLO) UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

(CLO) Ngày 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam.

Tin tức