Đơn giản quy trình đầu tư công, để không "đẻ" ra những thủ tục mới

Thứ sáu, 16/11/2018 20:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 16/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị chưa sửa đổi toàn diện vì quá trình triển khai thực hiện có phát sinh vướng mắc do quy định của Luật Đầu tư công, song nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức thực hiện Luật chưa nghiêm. Mặt khác, Luật mới có hiệu lực 3 năm; thời gian áp dụng quá ngắn, chưa đủ điều kiện tổng kết kỹ lưỡng, đánh giá chính xác tính hiệu quả của luật.

Tránh tính trạng vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) cho hay, về tính ổn định của văn bản, Luật Đầu tư công là văn bản pháp lý quan trọng, có liên quan trực tiếp tới nguồn lực ngân sách, An ninh tài chính quốc gia.

Báo Công luận
 Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội). Ảnh quochoi.vn 

Tuy nhiên, theo ĐB Mai, đây cũng là một Luật có đời sống ngắn nhất vì chỉ mới áp dụng 3 năm đã phải sửa đổi, bổ sung và một số quy định chưa bao quát được hết những vấn đề thực tiễn đặt ra. 

“Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này cần đánh giá toàn diện, phải bao quát được đầy đủ những vấn đề thực tiễn đặt ra; cần khắc phục triệt để những hạn chế về thể chế, chính sách để tạo lập một khuôn khổ pháp lý ổn định, có sức sống lâu bền và tránh tính trạng vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung”, ĐB Mai nói.

Liên quan tới phạm vi sửa đổi, ĐB Mai cho biết: “Vấn đề không phải là sửa đổi toàn diện hay là chỉ sửa đổi một số điều mà quan trọng là phải chọn những vấn đề thực sự cần thiết, bức xúc để đưa vào phạm vi sửa đổi. Tuyệt đối không đưa vào dự thảo luật những quy định chưa được đánh giá kỹ lưỡng”. Từ đó, ĐB Mai kiến nghị cần phân định, bóc tách cụ thể những hạn chế nào liên quan tới cơ chế, chính sách và thể chế, pháp luật, những hạn chế nào do con người, do quá trình tổ chức thực hiện. Cần lắng nghe ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt từ phía cơ sở. Qua giám sát thực tế, nhiều ý kiến từ địa phương là đúng đắn. 

Đại biểu Bùi Văn Phương - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng Luật này chỉ nên sửa một số điều đang vướng được chỉ ra sau 3 năm luật có hiệu lực.

Theo ĐB Phương, trong một khuôn khổ pháp luật, đều là ngân sách Nhà nước nhưng quá trình thực hiện thì phần ngân sách địa phương thực hiện đầu tư công do thẩm quyền địa phương quyết định dường như không có gì vướng mắc, nhưng phần ngân sách Trung ương phân bổ cho các địa phương lại bị chậm. Đây mới là cái gốc của vấn đề, không phải do vướng Luật đầu tư công mà chậm.

Báo Công luận
 Đại biểu Bùi Văn Phương (Đoàn Ninh Bình). Ảnh quochoi.vn

ĐB Phương đồng tình với quan điểm sửa đổi quy định về thủ tục phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm theo hướng dần đẩy mạnh phân cấp, tăng cường hậu kiểm. Thủ tướng Chính phủ giao tổng mức kế hoạch đầu tư vốn cho các Bộ, ngành, địa phương kèm theo nhiệm vụ và tiêu chí, nguyên tắc. Các đơn vị chịu trách nhiệm phân bổ chi tiết và báo cáo Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính để theo dõi, kiểm tra, giám sát. Đây là mấu chốt của việc tháo gỡ khó khăn.

“Phân cấp, phân quyền, tôi nghĩ địa phương không quá kém đến mức không làm được. Trung ương giao tổng mức kèm theo mục tiêu và các điều kiện, tiêu chí của đầu tư công. Chính quyền địa phương sẽ thảo luận, quyết định chọn dự án nào theo hướng tiêu chí mà Trung ương phân bổ. Tôi cho rằng chúng ta giao như vậy là phù hợp” - ông Phương nêu quan điểm và nhấn mạnh chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, các cơ quan chuyên môn của Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, phát hiện, uốn nắn, chấn chỉnh. 

Quy định quá rộng, là khe hở để dự án quy mô lớn lách luật

Đối với quy định “dự án đầu tư công khẩn cấp”, Dự thảo Luật đã được mở quá rộng phạm vi so với Luật hiện hành, dẫn đến việc lạm dụng áp dụng quy định này, làm tăng tăng số lượng dự án khẩn cấp, không bảo đảm yêu cầu quản lý. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị giữ nguyên như quy định của Luật hiện hành.

Báo Công luận
 Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (Đoàn An Giang). Ảnh quochoi.vn

Đồng quan điểm, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (Đoàn An Giang) - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh điều kiện quyết định chủ trương đầu tư có vai trò quan trọng để đầu tư công phù hợp phát triển kinh tế - xã hội, phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Nhưng quy định các “dự án đầu tư công khẩn cấp” không phải quyết định chủ trương đầu tư trong khi theo giải thích từ ngữ thì nội dung quá rộng.

Cần tiêu chí, nguyên tắc của dự án không cần chủ trương đầu tư để chặt chẽ, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư. Quy định như dự thảo là quá rộng, là khe hở để chương trình dự án quy mô lớn lách luật” - bà Mai Thị Ánh Tuyết nhấn mạnh và đề nghị cụ thể hoá loại dự án này.

Đơn giản quy trình, để không "đẻ" ra những thủ tục mới

Tiếp thu và giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công, đại diện Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần nâng cao hiệu quả đầu tư công, phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền, cố gắng đơn giản nhất quy trình thủ tục, không "đẻ" ra những quy trình thủ tục mới.

Báo Công luận
Đại diện Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giải trình và tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh quochoi.vn

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, sau 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công, đã có bước chuyển biến căn bản trong tái cơ cấu đầu tư công, khắc phục phân tán, dàn trải, nhất là nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Những kết quả này đã được thể hiện trong các báo cáo trình Quốc hội, đây là những kết quả rất lớn, như nhiều đại biểu đã nêu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, còn có những vướng mắc, yếu kém trong thực hiện, có những vướng mắc về quy định pháp luật.

“Để khắc phục những yếu kém, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 60 năm 2018, Nghị quyết 70 năm 2018 để siết chặt kỷ luật đầu tư, ban hành Nghị định 120 sửa đổi 3 Nghị định liên quan đến đầu tư công. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ KH&ĐT, các bộ ngành, tổng hợp, lấy ý kiến nhiều vòng để sửa đổi một số điều liên quan Luật Đầu tư công”, Phó Thủ tướng nói.

Cũng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, về quan điểm sửa luật, thống nhất là cần thể chế hoá chủ trương đường lối của Đảng, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả đầu tư công, gắn với tái cơ cấu, thu chi ngân sách, phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền, cố gắng đơn giản nhất quy trình thủ tục, không “đẻ” ra những quy trình thủ tục mới như đại biểu nói. 

Về tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ KH&ĐT tiếp tục nghiên cứu tiêu chí, căn cứ nào , vốn nhà nước bao nhiêu… để có căn cứ trình Quốc hội xem xét, quyết định, vừa đảm bảo thẩm quyền Quốc hội, vừa đảm bảo linh động trong tổ chức thực hiện.

“Các dự án trên 10.000 tỷ đồng, có một phần vốn Trung ương cũng ngày càng nhiều lên, hơn nữa dự án Luật này sửa đổi là cho một thời gian dài, chứ không chỉ vài ba năm”, Phó Thủ tướng nói thêm.

Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của HĐND, UBND các cấp, Chính phủ sẽ tiếp thu, chỉ đạo cơ quan soạn thảo, tiếp tục rà soát, quy định thế nào cho đúng thẩm quyền.

“Về sửa đổi một số vướng mắc liên quan Luật Bảo vệ môi trường. Điểm a, khoản 2, điều 25, Luật quy định thời điểm phê duyệt báo cáo tác động môi trường (DTM), theo đó tại thời điểm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, phải có báo cáo DTM. Quy định này gây khó khăn cho quyết định chủ trương đầu tư dự án, vì chưa có quyết định chủ trương đầu tư. Tại phiên họp 25 của UBTVQH, Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ bổ sung, sửa đổi vướng mắc”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.

Đắc Nguyên

Tin khác

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức
Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Tin tức
Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 5 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng.

Tin tức
Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức