Du lịch “chặt chém”: Cởi bỏ lối mòn

Thứ bảy, 16/06/2018 20:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vấn nạn 'chặt chém' khách du lịch là một vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch Việt Nam. Việc chặt chém không chỉ xảy ra với du khách quốc tế mà ngay cả với các du khách nội địa cũng phải 'hứng' giá trên trời.

Việt Nam đẹp, người dân mến khách thân thiện. Nhưng còn có một thực trạng đáng buồn khác khiến cho rất nhiều khách du lịch không trở lại Việt Nam lần 2 đó là tình trạng chặt chém du khách.

Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một phần là do tình trạng chèo kéo, làm phiền và thậm chí là "chặt chém" khách vẫn còn khá phổ biến tại nhiều trung tâm du lịch trên địa bàn cả nước..

Những vụ việc được đưa lên báo chí chỉ là một trong rất nhiều vụ việc đã và đang xảy ra đối với khách du lịch. 

Ví như nạn móc túi khách nước ngoài trên phố cổ Hà Nội diễn ra công khai lâu nay, nạn chèo kéo mua bán đồ lưu niệm làm phiền du khách, nạn tăng giá cắt cổ các loại đồ ăn nhà hàng, giá nhà nghỉ tại những điểm du lịch diễn ra nhan nhản ở khắp nơi nhưng chưa có chế tài xử phạt đủ sức răn đe. 

Báo Công luận
Ảnh minh hoạ - nguồn: Hoàng Phi 

Nhiều người dân đành 'ngậm đắng nuốt cay' móc tiền ra trả sau khi sử dụng dịch vụ cho những khoản tiền vô lý, mặc dù trong lòng đầy bức xúc. Chặt chém là một trong những nguyên nhân làm cho hình ảnh Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng trở nên không đẹp trong mắt khách du lịch quốc tế. Và dĩ nhiên có tác động không nhỏ đến quyết định quay trở lại Việt Nam của họ. Còn có một thực tế khác, thời gian vừa qua, Việt Nam liên tiếp.

Thị trường có phiên biến động nhẹ và phân hóa thứ hai liên tiếp để hấp thụ lực bán chốt lời. Nhà đầu tư đang tỏ ra khá thận trọng và có phần lo ngại về khả năng điều chỉnh của chỉ số khi tiếp cận vùng kháng cự 1045-1065 điểm. 

Chỉ số đang có dấu hiệu bị chi phối bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên 11-6. Điều này khiến cho thị trường bị phân hóa mạnh giữa các lớp cổ phiếu. iành vị trí top đầu trong các bảng xếp hạng như trang web du lịch TripAdvisor, Tạp chí Du lịch - Rough Guides, trang web tư vấn du lịch TripIndex Cities,... dựa theo tiêu chí cảnh quan thiên nhiên và mức phí dành cho du lịch. 

Tuy nhiên, những bảng xếp hạng đánh giá của quốc tế dành cho Việt Nam từ trước đến nay vẫn chỉ là đánh giá về điểm tài nguyên. Đó chỉ là một trong những tiêu chí khác để đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến, vì còn nhiều tiêu chí khác như vấn đề môi trường, hạ tầng, sản phẩm dịch vụ, giá cả... 

Và tất cả các tiêu chí ấy, chúng ta đều làm chưa tốt. Du lịch Việt Nam đang bắt đầu xây dựng được thương hiệu (trong sự so sánh với các nước trong khu vực) nhưng về tính cạnh tranh thì vẫn chưa tạo được sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. Vì vậy, để thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam cần phải xúc tiến nhiều nội dung như quản lý, ẩm thực, dịch vụ…

 Và những hành động xấu gây ấn tượng không tốt cho du khách đã tạo tác dụng ngược đối với nỗ lực quảng bá du lịch quốc gia. 

Chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền của để quảng bá du lịch, để đưa du khách về với Việt Nam. Nhưng khi đến Việt Nam rồi, du khách nước ngoài phải đối diện với những lối ứng xử thiếu văn hóa hay trở thành nạn nhân của những kiểu làm ăn chộp giật, nạn nhân của những vụ lừa đảo ăn tiền… thì họ sẽ có ấn tượng xấu về con người và đất nước chúng ta, mất cảm tình và không còn muốn đến với chúng ta nữa. Như vậy là bao nhiêu công sức và tiền của quảng bá đều... bỏ biển. 

Để hạn chế tình trạng này, mới đây Tổng cục Du lịch vừa có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền thông Nam Việt nghe báo cáo về đề xuất xây dựng tổng đài du lịch. 

Tổng đài du lịch có chức năng tiếp nhận thông tin khiếu nại từ khách hàng, hỗ trợ thông tin cho du lịch chất lượng cao, thu thập thông tin địa điểm du lịch, giám sát công tác thực hiện, đánh giá điểm đến nhằm cải thiện chất lượng các điểm du lịch. Tổng đài du lịch sẽ hoạt động 24/24 đảm bảo hỗ trợ khách hàng trong tất cả các trường hợp khẩn cấp, với chi phí thấp. 

Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, tổng đài du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành du lịch. 

Đề xuất này nếu thực hiện hiệu quả sẽ hạn chế và tiến dần tới dẹp bỏ nạn chặt - chém du khách vẫn đang xảy ra ở nhiều điểm đến. Gây ảnh hưởng đến hình ảnh, con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh du lịch đang có mức tăng trưởng mạnh như hiện nay./.

Cẩm Tú


Tin khác

Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

(CLO) Tối 19/4, tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024).

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa
Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

(CLO) Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đời sống văn hóa
Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

(CLO) Ngày 19/4, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam thông tin tới báo chí về những điểm mới tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Đời sống văn hóa