Dự luật an ninh mạng: Có lo ngại tới ảnh hưởng kinh tế?

Thứ năm, 31/05/2018 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cũng dễ phát sinh những nguy cơ đe dọa đến an ninh kinh tế, chính vì vậy, Luật An ninh mạng ra đời sẽ góp phần không nhỏ trong phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả những yếu tố tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.

Sau 14 lần chỉnh sửa, Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam do Bộ Công an chủ trì soạn thảo được đánh giá là đã hoàn thiện và chi tiết hơn. Theo lộ trình, dự thảo này đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV. 

Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an từng thông tin Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet cao nhất thế giới với 58 triệu người dùng internet. 

Điều đó cho thấy cùng với thế giới, Việt Nam đang tăng tốc phát triển nền kinh tế số, khai thác các ưu thế và đặc thù của không gian mạng để phát triển và "làm giàu không khó". Internet hiện nay đã trở thành "một phần tất yếu của cuộc sống" và có ảnh hưởng tới phần lớn xã hội. 

Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam đang được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để xây dựng hành lang pháp lý lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế số và quản lý an ninh mạng.

Song thời gian qua, xuất hiện một số ý kiến thiếu khách quan, thiện chí cho rằng, đạo luật này sẽ kìm hãm nền kinh tế phát triển. Dự thảo Luật An ninh mạng đang tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Cũng có một số ý kiến trái chiều rằng, những quy định tại dự thảo lần này có thể cản trở sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam. 

Báo Công luận
 An ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống, có tác động qua lại với các vấn đề an ninh truyền thống là an ninh chính trị và an ninh quân sự. Ảnh QH

Trong đó, quy định đặt máy chủ tại Việt Nam đang tạo nên luồng ý kiến cho rằng, những trang mạng xã hội lớn như: Facebook, google có thể phải rời Việt Nam. 

Hiện nay, đang có một số ý kiến cho rằng, các quy định được đề xuất trong Dự thảo Luật An ninh mạng có thể làm gia tăng chi phí hoạt động cho các nhóm doanh nghiệp, gồm: Chi phí tuân thủ, chi phí giấy phép và thủ tục hành chính. 

Chính vì vậy, khi xây dựng luật cần bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của quốc gia và doanh nghiệp, tránh chồng chéo, xung đột với quy định pháp luật hiện hành nhưng phải tuân thủ thông lệ quốc tế. 

Cũng trong quá trình soạn thảo, google, facebook, Amazon… đã đề nghị được làm việc với Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập dự án Luật. Trong nội dung các cuộc gặp và làm việc, chưa có một công ty nào khẳng định, việc yêu cầu lưu trữ dữ liệu là ngăn cấm các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. 

Mục đích chính của Luật An ninh mạng là các nhà cung cấp dịch vụ internet, viễn thông, mạng xã hội cung cấp dữ liệu trên các hệ thống của mình cho cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, khi xuất hiện vi phạm quy định về an ninh mạng để xử lý. 

An ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống, có tác động qua lại với các vấn đề an ninh truyền thống là an ninh chính trị và an ninh quân sự. Bên cạnh đó, an ninh mạng còn gắn kết chặt chẽ với an ninh tài chính, tiền tệ, hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán và sở hữu trí tuệ. Bởi vậy, mục tiêu của Dự thảo Luật An ninh mạng là chống rủi ro cho nền kinh tế số.

 Theo Dự thảo Luật An ninh mạng, dữ liệu lưu trữ sẽ không bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp, cũng không yêu cầu hạn chế, lưu trữ tại Việt Nam toàn bộ dữ liệu, mà chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh. 

Việc lưu trữ dữ liệu không phải là điều kiện kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong nước không bị ảnh hưởng là vậy, còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài tôi nghĩ cũng không chịu tác động vì trong Dự thảo Luật An ninh mạng, không có quy định nào không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. 

Dự thảo Luật An ninh mạng do ngành công an soạn thảo nên hiển nhiên là sẽ phục vụ nhiều cho ngành công an. Thế nhưng, do vấn đề này quá rộng và có tác động tới mọi thành phần trong xã hội nên cần phải được các ngành có liên quan cùng tham gia xây dựng. 

Nếu cần thiết, ngành công an vẫn có thể đề nghị bổ sung những yêu cầu của mình vào các luật hiện hành. 

Việc ra đời Luật An ninh mạng là cần thiết, đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay, giúp nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có điều kiện để phát triển. 

Bởi Luật An ninh mạng được xây dựng với mục đích cao nhất là bảo vệ an ninh đất nước, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng; bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc, sự phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Nhìn chung, dù cá nhân, doanh nghiệp, hay cơ quan, đơn vị cũng phải vì lợi ích chung là trật tự an toàn xã hội của Việt Nam. Nếu chúng ta xây dựng thành công Luật An ninh mạng sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho đất nước./.

Bảo Anh

Tin khác

Realme 12 Lite trình làng với màn hình 90Hz, chip Snapdragon 685

Realme 12 Lite trình làng với màn hình 90Hz, chip Snapdragon 685

(CLO) Realme vừa trình làng chiếc điện thoại realme 12 Lite mới. Máy thực chất là realme C67 4G được đổi tên, smartphone được công bố vào năm ngoái với màn hình LCD 90Hz, chip Snapdragon 685 và camera chính 108MP.

Sức sống số
Lenovo ra mắt ThinkBook X AI 2024

Lenovo ra mắt ThinkBook X AI 2024

(CLO) Lenovo đã chính thức giới thiệu ThinkBook X AI 2024. Sản phẩm mang trong mình sức mạnh đáng kinh ngạc từ CPU Intel Core Ultra thế hệ mới nhất, kết hợp với thiết kế mỏng nhẹ, phù hợp với những chuyên gia và người sáng tạo nội dung cần di chuyển nhiều.

Sức sống số
Samsung ra mắt chip nhớ di động DRAM có tốc độ nhanh nhất thế giới

Samsung ra mắt chip nhớ di động DRAM có tốc độ nhanh nhất thế giới

(CLO) Samsung vừa công bố mẫu chip nhớ di động DRAM mới có tốc độ nhanh nhất thế giới, lên tới 10,7 Gbps. Đây là một bước đột phá đáng kể trong lĩnh vực công nghệ bộ nhớ, giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị di động.

Sức sống số
Chi tiết Tecno Camon 30 Premier 5G ra mắt toàn cầu

Chi tiết Tecno Camon 30 Premier 5G ra mắt toàn cầu

(CLO) Tecno mới đây đã trình làng chiếc điện thoại Camon 30 Premier 5G trên thị trường toàn cầu. Máy sở hữu chip Dimensity 8020, 4 camera 50MP và pin 5000 mAh và hệ thống loa kép có hỗ trợ Dolby Atmos.

Sức sống số
Vivo Y200i trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, pin khủng 6000 mAh

Vivo Y200i trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, pin khủng 6000 mAh

(CLO) Vivo mới đây đã trình làng chiếc điện thoại thuộc dòng Y-series tại thị trường Trung Quốc, có tên gọi là vivo Y200i. Máy được trang bị pin khủng 6000 mAh, chip Snapdragon 4 Gen 2 và màn hình 120Hz, giá từ 5,73 triệu đồng.

Sức sống số