Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi): Chủ yếu đề cập nội dung “khen thưởng”, ít nội dung “thi đua”

Thứ sáu, 27/05/2022 16:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 27/5, góp ý vào dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có danh hiệu gia đình tiêu biểu để khuyến khích phong trào thi đua; đồng thời, tiêu chí xét cần phù hợp với thực tiễn, bảo đảm công bằng.

Trong đó, đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) bày tỏ: Về danh hiệu gia đình văn hóa đã được thực hiện nhiều năm nay, 4 năm gần đây được thực hiện theo Nghị định 122 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố văn hóa. Có thể thấy rằng, danh hiệu này khá phổ biến đối với từng gia đình, bình quân hằng năm có địa phương trên 80% gia đình văn hóa. Nếu tiếp tục thực hiện danh hiệu này và chỉ dừng lại ở đây, không có danh hiệu cho gia đình tiêu biểu thì rất khó để tìm được hạt nhân điển hình, tạo phong trào thi đua.

Theo đại biểu, trong dự thảo Luật chủ yếu đề cập đến nội dung “khen thưởng” chứ ít về nội dung “thi đua”. Bên cạnh đó, nếu chỉ dừng lại nhiều gia đình văn hóa và thực hiện bình xét theo các tiêu chuẩn của Nghị định 122 thì ý nghĩa của gia đình văn hóa đối với hộ gia đình sẽ kém ý nghĩa dần và cũng bớt đi sự trân trọng với danh hiệu này. Bởi hầu như gia đình nào cũng đạt, do đó nên có danh hiệu gia đình tiêu biểu để khuyến khích phong trào thi đua của cá nhân, hộ gia đình, địa phương, nhất là trên địa bàn khu dân cư.

du thao luat thi dua khen thuong sua doi chu yeu de cap noi dung khen thuong it noi dung thi dua hinh 1

Đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình).

Đối với danh hiệu xã tiêu biểu, đại biểu Trần Quang Minh đề nghị phải có tiêu chuẩn cứng, đó là phải là xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu hoặc nâng cao.

Còn đối với những vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói chung là xã đạt chuẩn nông thôn mới, cùng với đó giao cho UBND cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là hợp lý, phù hợp với từng địa phương. Điều này góp phần quan trọng đối với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Cũng quan tâm đến khía cạnh này, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) đề nghị, tiếp tục quan tâm rà soát các quy định của dự thảo Luật để bảo đảm khả thi, thuận lợi triển khai trên thực tế.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân cho biết, các quy định về tiêu chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa tại Điều 31 của dự thảo Luật còn chưa rõ ràng.

du thao luat thi dua khen thuong sua doi chu yeu de cap noi dung khen thuong it noi dung thi dua hinh 2

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương).

Đặt vấn đề làm thế nào để lượng hóa tiêu chuẩn có kinh tế ổn định và phát triển tại điểm c khoản 1 Điều 31, thang mức nào để làm cơ sở tham chiếu để xác định một gia đình có kinh tế ổn định và phát triển, gia đình thu nhập tăng lên có thể được xem là một trong những cơ sở tham chiếu cho quy định trên. Trong khi thực thế, khi thu nhập tăng thì giá cả hàng hóa cũng tăng theo, vậy thì thu nhập tăng đó có đảm bảo cho sự phát triển đối với hơn 1 triệu hộ gia đình nghèo, cận nghèo có đời sống kinh tế bấp bênh cũng như đời sống dân cư, địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Đại biểu cũng nêu vấn đề: Quy định có kinh tế ổn định và phát triển phải được hiểu thế nào khi mà tình trạng tái nghèo vẫn còn rất cao, cùng với sự chông chênh, khó đoán định của hoàn cảnh khách quan. Đại dịch vừa qua là một ví dụ cho sự thiếu ổn định về kinh tế đối với nhóm yếu thế này.

Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân, quy định có kinh tế ổn định và phát triển được xem là một chủ ý tốt nhưng xã hội vẫn còn đó những nhóm yếu thế thì quy định này không những khó lượng hóa mà còn không thể bao trùm và công bằng cho toàn bộ các đối tượng mà nó đặt ra. Do đó, đại biểu đề nghị không chế định nội dung có kinh tế ổn định và phát triển thành tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa nhằm tránh sự lúng túng cho chính quyền địa phương khi quy định chi tiết và đồng thời địa phương cũng sẽ không đủ thông tin dữ liệu để đánh giá tiêu chuẩn có kinh tế ổn định và phát triển, lâu dần sẽ trở nên xuề xòa và hình thức.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức