Sẽ sáp nhập, giải thể nhiều trường cao đẳng, trung cấp yếu kém, hoạt động không hiệu quả

Thứ tư, 20/02/2019 15:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đến năm 2021, cả nước sẽ giảm tối thiểu 10% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (riêng trường trung cấp là 15%) và tiếp tục giảm thêm 10% đến năm 2025.

Đến năm 2021 phấn đấu 80% người học nghề ra có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo. Ảnh minh họa.

Đến năm 2021 phấn đấu 80% người học nghề ra có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo. Ảnh minh họa.

Đó là những nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 của Ban Cán sự Đảng Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành.

Theo đó, thời gian tới các cơ sở yếu kém hay hoạt động không hiệu quả sẽ được sáp nhập hoặc giải thể. Đồng thời sẽ từng bước sáp nhập các trường trung cấp vào trường cao đẳng; sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thành một cơ sở GDNN trên địa bàn cấp huyện, hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, trung cấp để tổ chức đào tạo.

Theo mục tiêu của Nghị quyết, đến năm 2021 phấn đấu nâng quy mô tuyển sinh đạt 2,6 triệu người mỗi năm. Ít nhất 80% người học ra có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.

Có 40 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó từ 3 - 5 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20 (nhóm các nền kinh tế lớn); 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines).

Đến năm 2025, nâng quy mô tuyển sinh đạt trên 4,6 triệu người, có 70 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao.

Trong đó có từ 5 - 7 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4. Đến năm 2030, GDNN Việt Nam sẽ phấn đấu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN.

Về mạng lưới các cơ sở GDNN, đến 2021 sẽ giảm tối thiểu 10% số cơ sở GDNN công lập, trong đó số lượng trường trung cấp giảm tối thiểu 15%.

Có ít nhất 10% cơ sở GDNN công lập tự chủ về tài chính. Đến năm 2025 tiếp tục giảm tối thiểu 10% số cơ sở GDNN công lập so với 2021; phấn đấu có tối thiểu 20% cơ sở GDNN công lập tự chủ về tài chính.

Được biết, hiện cả nước có khoảng 1.900 cơ sở GDNN, trong đó có 409 trường cao đẳng, 583 trường trung cấp và hơn 900 trung tâm GDNN.

Minh Châu

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục