Gần 140 quốc gia trên thế giới ủng hộ thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu

Chủ nhật, 17/10/2021 06:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thỏa thuận sẽ mang lại những thay đổi sâu rộng về cách thức đánh thuế của các công ty đa quốc gia lớn và ngăn cản việc các công ty tối đa hóa lợi nhuận ở các thiên đường thuế nước ngoài.

Gần 140 quốc gia đã đồng ý về một thỏa thuận dự kiến sẽ tạo ra những thay đổi sâu rộng về cách thức đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia lớn và ngăn chặn họ tối đa hóa lợi nhuận tại các thiên đường nước ngoài - nơi họ chỉ cần trả rất ít hoặc thậm chí không phải trả thuế.

gan 140 quoc gia tren the gioi ung ho thoa thuan lich su ve thue doanh nghiep toi thieu toan cau hinh 1

Thỏa thuận cải cách thuế được công bố bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đây là tổ chức chủ trì các cuộc đàm phán dẫn đến thỏa thuận trên. Ảnh: Shutterstock.

Theo thỏa thuận được công bố hôm thứ 6, các quốc gia sẽ ban hành mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty lớn nhất, hoạt động quốc tế, thu về ước tính 150 tỷ USD cho kho bạc của chính phủ sau khi thực hiện.

Tổng thống Mỹ Joe Biden là một trong những động lực đằng sau thỏa thuận này khi các chính phủ trên thế giới tìm cách tăng doanh thu sau đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết trong một tuyên bố rằng: “Thỏa thuận của ngày hôm nay thể hiện một thành tựu đáng chú ý trong một thế hệ về ngoại giao kinh tế”. Bà nói rằng thỏa thuận này sẽ kết thúc một “cuộc chạy đua giảm thuế đến đáy”- trong đó các nước đã đưa ra những mức thuế cao thấp khác nhau nhằm thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia.

Bà nói: “Thay vì cạnh tranh về khả năng đưa ra tỷ lệ thuế doanh nghiệp thấp, nước Mỹ sẽ cạnh tranh dựa trên kỹ năng của người lao động và năng lực đổi mới của chúng tôi, đó là một cuộc đua mà chúng tôi có thể giành chiến thắng”.

Thỏa thuận được công bố bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris - nơi tổ chức chủ trì các cuộc đàm phán dẫn đến thỏa thuận này.

Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết: “Thỏa thuận hôm nay sẽ giúp việc đánh thuế quốc tế của chúng ta trở nên công bằng hơn và hoạt động tốt hơn. Đây là một thắng lợi lớn của chủ nghĩa đa phương cân bằng và hiệu quả”.

Chính phủ Hồng Kông đã vô cùng hoan nghênh thông báo của OECD.

Người phát ngôn của chính phủ Hồng Kông cho biết: “Chúng tôi tin rằng Hồng Kông sẽ có thể củng cố lợi thế cạnh tranh của mình trong một sân chơi bình đẳng hơn về thuế.”

Thỏa thuận phải đối mặt với một số trở ngại trước khi có hiệu lực. Việc Mỹ chấp thuận luật thuế liên quan do ông Biden đề xuất sẽ là chìa khóa quan trọng, đặc biệt vì Mỹ là nơi có nhiều công ty đa quốc gia lớn nhất. Việc Quốc hội Mỹ từ chối thỏa thuận này sẽ gây ra sự không chắc chắn cho toàn bộ kế hoạch.

Thỏa thuận này là một nỗ lực nhằm giải quyết những cách thức mà toàn cầu hóa và số hóa đã thay đổi nền kinh tế thế giới. Cùng với mức thuế tối thiểu, nó sẽ cho phép các quốc gia đánh thuế một phần thu nhập của các công ty nước họ có hoạt động kinh doanh ở các địa điểm khác trên thế giới.

Về phần Facebook, họ cho biết họ “rất vui khi thấy một sự đồng thuận quốc tế đang nổi lên”.

Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook, Nick Clegg cho biết: Nền tảng truyền thông xã hội “từ lâu đã kêu gọi cải cách các quy tắc thuế toàn cầu và chúng tôi nhận ra điều này có thể đồng nghĩa với việc đóng thuế nhiều hơn ở những nơi khác nhau trên thế giới.”

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Tin khác

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

(CLO) Trong quý I/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%. Trong đó, gạo là mặt hàng tăng mạnh nhất trong quý, với mức tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô
Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

(CLO) Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp “nội” chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh tế vĩ mô
GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

(CLO) Quý I/2024, GDP Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô