Gập ghềnh nông sản… đi Tây

Thứ năm, 06/09/2018 10:06 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với thế mạnh là một nước nông nghiệp nhiệt đới đã và đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để đưa các sản phẩm nông sản giá trị dinh dưỡng và thương mại cao sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, sản xuất thô là chính và phải chia sẻ qua nhiều khâu trung gian, cùng với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang tạo ra nhiều rào cản cho xuất khẩu nông sản sang thị trường này.

Cơ hội và thách thức

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện Việt Nam đã có hơn 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, có mặt tại hơn 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD như cà phê, gạo, điều, rau quả, hồ tiêu… hầu như đã có mặt ở các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới. Sở dĩ có được thuận lợi như vậy là do chúng ta đang ký kết các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định ký kết với EU đã tạo ra cơ hội tăng kim ngạch và nâng giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản.

Tuy nhiên, với hạn chế về năng lực chế biến chuyên sâu, chưa phát triển được mạnh về thương hiệu nên xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam dù nhiều về số lượng nhưng giá trị kim ngạch chưa tương xứng, lợi nhuận xuất khẩu phải chia sẻ qua nhiều khâu trung gian. Nhiều nông sản được bán ra thị trường thế giới không có thương hiệu, nhãn mác, đặc biệt còn thiếu tuân thủ về an toàn vệ sinh thực phẩm… dẫn đến những khó khăn lớn khi hội nhập.

Hiểu rõ được điểm yếu này, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ chế biến sâu nhằm tăng giá trị xuất khẩu, nâng sức cạnh tranh. Đơn cử, trong ngành cà phê, với việc đầu tư công nghệ vào sản xuất, chế biến sâu, Công ty TNHH IDD Việt Nam đang xây dựng thương hiệu của mình với trong nước và thế giới ở phân khúc cà phê rang xay nguyên chất.

Theo Phòng quản lý xuất nhập khẩu của IDD, để đưa những sản phẩm cà phê của Việt Nam đến với thị trường quốc tế, trong đó tập trung vào thị trường EU, quá trình chuẩn bị cho việc xuất khẩu cà phê sang thị trường này đã được IDD chuẩn bị và đầu tư rất lớn về quy trình sản xuất từ quy trình trồng đến quá trình chế biến cà phê, rang xay và đóng thành phẩm, bao bì bao gói dưới quy trình kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt, chặt chẽ với sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến nhất.

Có thể thấy, để thành công khi bước chân vào thị trường EU, IDD phải tuân thủ các quy định khắt khe, nghiêm ngặt trong suốt cả một chuỗi sản xuất để có thể đảm bảo được những yêu cầu từ phía đối tác, nhất là về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải DN nào khi sản xuất hàng hóa sang thị trường EU cũng làm được điều này. Việc đảm bảo được một quy trình sản xuất sạch đáp ứng đủ yêu cầu, quy định khi hội nhập đối với các DN Việt không hề đơn giản. Đây chính là rào cản đối với các DN hiện nay khi chúng ta thực thi các FTA.

Báo Công luận
 Nông sản Việt Nam được đánh giá vẫn còn nhiều thách thức nhất là khi xuất khẩu sang các nước EU Ảnh: Song Nguyên.
Cần nâng cao giá trị

Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), những kết quả đạt được trong việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua là hết sức tích cực. Tuy nhiên, ở những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức. Ngoài những khó khăn cạnh tranh từ quá trình hội nhập, các DN còn phải đối diện với những thách thức nội tại như năng lực chế biến chuyên sâu, chưa phát triển được mạnh về thương hiệu. Vì vậy, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam dù nhiều về số lượng nhưng giá trị kim ngạch chưa tương xứng, hơn thế nữa, lợi nhuận xuất khẩu phải chia sẻ qua nhiều khâu trung gian.

Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ cũng lưu ý với DN xuất khẩu Việt Nam, bởi EU là thị trường rất đề cao về giá trị ẩm thực, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực tế, rau quả của Việt Nam mới chiếm được một thị phần rất nhỏ (khoảng 1%) lượng nhập khẩu rau quả của EU. Rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu ở dạng tươi, sơ chế, do công nghệ sau thu hoạch còn kém, kỹ thuật chưa được chuyển giao tới nông dân, việc thu hái, bảo quản vẫn tiến hành thủ công.

Hiện nay rau quả bị EU rà soát, điều chỉnh chặt chẽ quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm tra, gây bất lợi đến tiến độ xuất khẩu lên đến 20% và các loại rau gia vị tăng lên 50%. EU cũng đang dự thảo các quy định mới chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn chất lượng đối với một số sản phẩm trồng trọt như hồ tiêu, gia vị… Đặc biệt, hàng thủy sản của Việt Nam vẫn đang bị đưa vào diện cảnh báo vàng trong quy chế IUU-UE tiếp tục giám sát chặt chẽ đến hết tháng 10/2018.

                Duy Hưng

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp