Giá xăng dầu hôm nay 13/6: Dầu thô tăng giá 3 tuần liên tiếp

Chủ nhật, 13/06/2021 08:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dầu thô ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp và đạt mức cao nhất hơn 2 năm khi dịch bệnh đã được kiểm soát, nhiều nền kinh tế đang tiến hành mở cửa trở lại.

Các dự báo đều khẳng định trong dài hạn, giá dầu thô sẽ tăng mạnh để đạt mức trước đại dịch

Các dự báo đều khẳng định trong dài hạn, giá dầu thô sẽ tăng mạnh để đạt mức trước đại dịch

Giá xăng dầu thế giới

Khép tuần giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 70,52 USD/thùng, giá dầu Brent giao tháng 8/2021 đứng ở mức 72,60 USD/thùng.

Như vậy, dầu thô ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp và đạt mức cao nhất hơn 2 năm trở lại đây khi dịch bệnh đã được kiểm soát, nhiều nền kinh tế đang tiến hành mở cửa trở lại.

Về diễn biến trong tuần, giá mặt hàng dầu thô liên tục đứng ở mức cao. Hôm đầu tuần (7/6), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2021 ở mức 69,53 USD/thùng, dầu Brent giao tháng 8/2021 cũng ở mức cao là 72,01 USD/thùng.

Một chút lo ngại trước diễn diễn biến của dịch Covid-19 ở một số quốc gia châu Á và cũng như sự xuất hiện biến chủng mới ở châu Âu chỉ đủ khiến giá dầu giảm nhẹ trong ngắn hạn chứ không đủ tạo áp lực để làm giảm hưng phấn của thị trường.

Sau loạt dữ liệu kinh tế tích cực được phát đi, thị trường dầu thô trong tuần tiếp tục nhận thêm nhiều lực đẩy mới.

Bức tranh kinh tế khu vực Eurozone và EU quý I/2021 ảm đạm chủ yếu là do đợt dịch Covid-19 tái bùng phát vào đầu năm và các chương trình hỗ trợ tài chính chậm được triển khai. Nhưng hiện nay, dịch bệnh đã được kiểm soát, nhiều nền kinh tế Eurozone và EU đang tiến hành mở cửa trở lại. Đây được xem là động lực lớn thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu gia tăng thời gian tới, đặc biệt khi mùa du lịch ở châu Âu và Mỹ bước vào cao điểm.

Ngoài ra, việc các kho dữ trữ dầu suy giảm sẽ buộc các nước, dù giá dầu hiện đang duy trì ở mức cao, phải trở lại thị trường, tìm kiếm nguồn cung để lấp đầy các kho chứa bởi dầu thô hiện vẫn đang được xem là một mặt hàng chiến lược trong chính sách đảm bảo an ninh năng lượng của các quốc gia.

Theo số liệu được Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 2,108 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 4/6, cao hơn con số dự báo 2,036 triệu thùng được đưa ra trước đó.

Dữ liệu này cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ đang trên đà phục hồi mạnh mẽ khi nước này thực hiện mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, làm tăng nhu cầu đi lại. Giới đầu tư dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục tăng khi nước này đạt được ngưỡng miễn dịch cộng đồng với dịch Covid-19 vào tháng 7 tới.

Những tín hiệu tích cực mới từ Trung Quốc cũng góp phần làm gia tăng triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, qua đó làm tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu tiêu dầu thô.

Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng 51,1% so với cùng kỳ 2020 và là mức cao nhất kể từ tháng 1/2011, trong khi đó, xuất khẩu được ghi nhận ở mức 27,9%.

Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đặt kỳ vọng hoạt động nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng mạnh khi các nhà máy lọc dầu của nước này kết thúc quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hàng năm.

Về phía cung, với những diễn biến gần đây, theo giới phân tích, nguồn cung dầu từ Iran khó có thể trở lại thị trường trong ngắn hạn khi mà các cuộc đàm phán hạn nhân của nước này vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Với những diễn biến như trên, các dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu thô từ nay đến cuối năm của OPEC, EIA cũng như nhiều tổ chức tài chính đều khẳng định sẽ tăng mạnh, đạt mức trước đại dịch. Thậm chí, một số tổ chức đã nhận định giá dầu có thể tăng lên 80 USD, thậm chí là 100 USD/thùng nếu như các yếu tố hỗ trợ trên vẫn được duy trì.

Giá xăng dầu trong nước

Chiều 11/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ điều hành mới.

Tại kỳ điều hành này, các loại xăng, dầu tiếp tục tăng giá. Cụ thể, giá xăng E5RON92 tăng 622 đồng/lít, lên mức 19.048 đồng/lít. Xăng RON95-III tăng 633 đồng/lít lên 20.164 đồng/lít.

Các loại dầu cũng được điều chỉnh tăng, theo đó, dầu diesel 0.05S tăng 674 đồng/lít lên 15.448 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 587 đồng/lít lên 14.412 đồng/lít. Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 675 đồng/kg, lên 14.954 đồng/kg.

Trong kỳ điều lần này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định không trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với một số loại xăng dầu, đồng thời chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 1.600 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 600 đồng/lít, dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa chi ở mức 200 đồng/lít, dầu mazut không chi.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, nếu không tiếp tục chi Quỹ Bình ổn giá, giá các loại xăng dầu sẽ tăng so với giá hiện hành khoảng 675 đồng/lít/kg - 2.222 đồng/lít/kg.

Trong các kỳ điều hành gần đây, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá ở mức khá cao. Từ kỳ điều hành ngày 27/5/2021 đến ngày 11/6, Quỹ Bình ổn giá chi ở mức từ 37 đồng - 1.782 đồng/lít/kg cho các mặt hàng xăng dầu.

Thế Vũ

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp