Giáo dục mở - cánh cửa cho giáo dục Việt Nam hội nhập

Thứ tư, 16/05/2018 14:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội thảo về “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế" thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW khẳng định, việc lựa chọn hệ thống giáo dục mở là quan điểm rất đúng đắn.

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế" được tổ chức sáng nay, ngày 16/5. 

Tham dự hội thảo có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Giáo sư Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cùng lãnh đạo các Bộ, ban ngành và các trường đại học.

Giáo dục mở - vẫn nằm trong Nghị quyết

Báo Công luận
Giáo sư Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Thùy Linh) 

Mở đầu hội thảo, Giáo sư Trần Hồng Quân nêu, ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Theo đó, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là:

(1) đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo;

(2) chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

Rất tiếc là cho đến nay, đã 5 năm rồi, kể từ khi ra nghị quyết, nhưng các cơ quan liên quan vẫn chưa cụ thể hóa cho rõ nghĩa là hệ thống giáo dục “mở” bao gồm những yêu cầu và nội dung gì.

Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, cách tiếp cận mở của nền giáo dục nước nhà phải bắt đầu từ văn hóa, xuất phát từ văn hóa. Văn hóa là những giá trị của con người, thuộc về con người, với nhân cách của họ. Nói gọn hơn, văn hóa là chất người, tính người, chất lượng người.

Ngày nay, trong điều kiện hội nhập toàn cầu, một dân tộc nào đó không phát triển được thì cũng khó mà giữ được nền độc lập lâu bền, đồng thời sẽ tiếp tục thua thiệt và tụt hậu, nguy cơ nghèo đói và khủng hoảng sẽ luôn thường trực. Nền giáo dục mở mà chúng ta dự định xây dựng cần phải gắn với văn hóa phát triển, chấp nhận tính đa dạng về văn hóa;

“Trong nền giáo dục ấy, sự liên kết, sự hợp tác, trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tiếp biến văn hóa với quốc tế, nhất là với các nước phát triển, đào tạo ra các công dân vừa của Việt Nam vừa của toàn cầu là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu”, TS. Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh.

Cách nào để “mở” nút thắt cho nền giáo dục?

Báo Công luận
Giáo dục mở đem lại niềm vui cho người học và sự phát triển của nền giáo dục. (Ảnh: TL) 

Để có thể thực hiện đúng phương châm “giáo dục mở”, trước hết những người làm giáo dục cần phải hiểu rõ về đặc điểm của nền giáo dục mở. Từ đó, đưa ra những giải pháp thích hợp để cởi bỏ “nút thắt” cho nền giáo dục nước nhà.

Thứ nhất, đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của nền giáo dục mở chính là sự thoáng mở về tư duy và cơ chế quản lý trong giáo dục đào tạo.

Đặc điểm này nhằm mục tiêu hình thành những con người “tự nó”, tự chủ, có năng lực tư duy độc lập, có thói quen phản biện, có bản lĩnh bảo vệ chân lý, luôn chủ động và sáng tạo, có năng lực hành động trong công việc; Không bị áp đặt, thụ động, xơ cứng, rập khuôn máy móc, chỉ biết thừa hành theo ý kiến của người khác, không có năng lực tư duy độc lập và triển khai công việc trên thực tế. Tức là hiểu đặc trưng “mở” ấy của nền giáo dục ở phương diện mục tiêu đào tạo.

Thứ hai, môi trường phát triển giáo dục đối với con người cũng phải “mở”. Nhà trường trước nhất là nơi tạo môi trường ấy, chứ không phải là nơi áp đặt các kiến thức sẵn có, dù đã lâu, đã cũ.

Để đạt được mục tiêu đào tạo đó, cần thiết phải thay đổi phương pháp tiếp cận và tác động vào người học theo hướng mở. Người thầy không phải là nhà truyền giáo, áp đặt một chiều các kiến thức có sẵn, mà là một người bạn đồng hành cùng với học sinh trong quá trình đi tìm chân lý.

Thứ ba, hệ thống giáo dục mở ấy còn thể hiện ở sự đa dạng, linh hoạt và dân chủ về loại hình và phương thức giáo dục, đào tạo.

Có các loại trường công lập, tư thục và dân lập; có trường của Việt Nam và trường của quốc tế; có đào tạo tập trung và phi tập trung; có liên tục và không liên tục; có trực tiếp và trực tuyến (qua mạng); Có dài hạn và ngắn hạn; có phân luồng thuận tiện cho người học; có thuyết giảng và đối thoại, tranh luận; có gắn với công tác nghiên cứu, thực hành và thực tế, gắn nhà trường với xã hội…

Thêm vào đó, hệ thống giáo dục mở cần được liên thông thông suốt để đáp ứng yêu cầu thay đổi của người học, cung cấp điều kiện thuận tiện cho việc chuyển đổi nghề nghiệp của họ trong suốt cuộc đời.

Với việc nghiên cứu và đưa ra những đề xuất, kiến nghị khách quan, toàn diện hơn, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam mong muốn góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TW, thúc đẩy giáo dục Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.

H.Lâm (T/h)

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục