Giao lưu trình diễn "Nghi lễ Chầu văn-Saenam Gut"

Thứ sáu, 03/04/2015 09:52 AM - 0 Trả lời

Giao lưu trình diễn "Nghi lễ Chầu văn-Saenam Gut"

Ngày 18/12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam phối hợp với Hội bảo tồn Saenam Gut Seoul (Hàn Quốc) tổ chức giao lưu, trình diễn "Nghi lễ Chầu văn-Saenam Gut" tại Phủ Vân Cát (thuộc quần thể di tích Phủ dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Báo Công luận 

Thanh đồng Nguyễn Thị Bích Loan với giá hầu "Trần Triều" tại Phủ Vân Cát. (Ảnh: Nguyễn Trường/Vietnam+)

Với sự tham gia của hàng chục thanh đồng và nghệ nhân của Việt Nam và Hàn Quốc, sự kiện góp phần tăng cường giao lưu và quảng bá văn hóa giữa hai quốc gia.

Nghi lễ Chầu văn gắn tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và hình thức diễn xướng Saenam Gut gắn với tín ngưỡng dân gian thờ thần linh của người Hàn Quốc đều là hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của mỗi nước, đại diện cho cộng đồng và tạo nên bản sắc của mỗi quốc gia.

Điểm chung của hai hình thức diễn xướng gắn với tín ngưỡng đặc trưng này là những nghi lễ cầu may mắn, sức khỏe, tài, lộc cho cuộc sống hiện tại, cầu cho mưa thuận gió hòa.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, cho biết: Từ nhiều năm nay, Trung tâm đã có quan hệ giao lưu và hợp tác nghiên cứu với Hội bảo tồn Saenam Gut Seoul (Hàn Quốc). Hàng năm, hai bên đều có các cuộc gặp gỡ giao lưu và trao đổi học thuật cũng như trình diễn Nghi lễ Chầu văn và biểu diễn Saenam Gut tại Hàn Quốc và Việt Nam.

Cuộc giao lưu trình diễn Nghi lễ Chầu văn và Saenam Gut tại Phủ Vân Các là dịp tăng cường giao lưu và quảng bá văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam vì hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa.

Báo Công luận 

Các nghệ nhân Hàn quốc trình diễn Saenam Gut tại Phủ Vân Cát. (Ảnh: Nguyễn Trường/Vietnam+)

Theo Giáo sư Thịnh, đây cũng là dịp tốt để Hàn Quốc hiểu hơn về Nghi lễ Chầu văn người Việt, vì nước này cũng là thành viên trong UNESCO.

Hiện Nam Định đại diện cho các địa phương có Chầu văn đang hoàn tất hồ sơ để tới tháng 3/2014 sẽ trình UNESCO xét duyệt, vinh danh "Nghi lễ Chầu văn của người Việt" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.

Theo vietnamplus

Tin khác

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa
Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Ngày 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024".

Đời sống văn hóa