Giáo viên không được miệt thị gây tổn thương học sinh

Thứ bảy, 29/09/2018 08:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ GD-ĐT công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường Mầm non, trường Tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; trong đó, quy định rõ quy tắc ứng xử đối với từng cơ sở giáo dục.

Báo Công luận
Thông tư quy định, đối với trẻ, giáo viên phải chuẩn mực; không miệt thị gây tổn thương trẻ em. Ảnh minh họa.

Đây là nội dung trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non, trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; trong đó, quy định rõ quy tắc ứng xử đối với từng cơ sở giáo dục.

Theo đó, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trẻ em phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu, không dùng ngôn ngữ xúc phạm, gây tổn thương trẻ em.

Đối với giáo viên, nhân viên phải chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên, không dùng lời lẽ hách dịch, xúc phạm, miệt thị gây tổn thương.

Về hành vi ứng xử với trẻ em phải chuẩn mực, yêu thương, bao dung và trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt, công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ sự tham gia tích cực, sáng tạo của trẻ em, không xúc phạm, bạo hành, gây tổn thương trẻ em.

Đối với giáo viên, nhân viên phải tôn trọng, gương mẫu, đồng hành trong công việc, bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên, nhân viên, đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch, không định kiến, thiên vị, xúc phạm, trù dập, sách nhiễu, vụ lợi, né tránh trách nhiệm, đỗ lỗi hoặc che giấu vi phạm của đồng nghiệp, giáo viên, nhân viên.

Đối với cha mẹ trẻ em và khách đến trường: Tôn trọng, đúng mực và hợp tác. Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, tích cực phòng chống, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi bạo lực học đường.


Giáo viên, nhân viên trang phục lịch sự, giản dị, phù hợp với môi trường giáo dục và với mỗi loại hoạt động, không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm.

Đối với trẻ em phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu, khích lệ hoặc nhắc nhở trẻ em phù hợp; không miệt thị gây tổn thương trẻ em.

Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần tôn trọng, cầu thị.

Đối với đồng nghiệp cần đúng mực, tôn trọng, thân thiện không xúc phạm, mỉa mai, gây hiềm khích. Với cha mẹ trẻ em và khách đến trường phải tôn trọng, đúng mực.

Hành vi ứng xử đối với trẻ em phải mẫu mực, yêu thương, bao dung và trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt, công bằng, lắng nghe, đồng cảm và động viên, khích lệ sự tham gia tích cực, sáng tạo của trẻ em, tạo sự an toàn và tin cậy cho trẻ em, không bạo hành trẻ em.

Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần tôn trọng, trung thực, thể hiện chính kiến, chủ động đề xuất, kiến nghị biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng, chấp hành sự phân công của lãnh đạo, phản ánh đúng lúc, đúng chỗ.

Đối với đồng nghiệp cần tôn trọng sự khác biệt, bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên, đoàn kết, cầu thị, lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, không vô cảm, bè phái, chia rẽ nội bộ. Đối với cha mẹ trẻ em và khách đến trường: Tôn trọng, hợp tác, thân thiện. Đồng thời cần tích cực tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ lấy ý kiến góp ý của dư luận cho dự thảo của thông tư này đến hết ngày 24/11/2018.

Minh Châu

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục